2014-10-10

Bi kịch của lòng tham

                  Một lần nó đi ăn giao lưu cùng mấy người bạn bên trường đại học tài chính. Nó thì học bên trường đại học Thương Mại. Hôm ấy, khi mọi người ai đã vào vị trí của người ấy. Cả một bàn thức ăn nóng hổi được dọn ra. Mọi người cùng nâng chén rượu chúc tụng nhau rất vui vẻ. Trong đám bạn này, nó rất có tình cảm với một anh Hài. Anh Hài cũng thích nó. Nhưng có vẻ như anh Thặng bạn chung lớp với anh Hài lại có tình cảm với nó. Mặc dù nó luôn coi những lời tán tỉnh có cánh của anh chỉ là sự trêu đùa. Bản thân anh ấy cũng là người khá phóng túng trong các mối quan hệ nam nữa. Không thuộc tuýp đàn ông mà nó thích. Dù vậy nó vẫn quý trọng và làm bạn với anh. Đơn giản là vì anh là bạn cùng phòng và khá thân với anh Hài.
                 Mọi người sau khi cùng nhau uống rượu vui vẻ, đang bắt đầu nhập tiệc thì mọi ánh mắt đổ dồn vào một cậu thanh niên. Cậu ta ngồi một mình, trên bàn là la liệt các món ăn. Kỳ lạ cậu ấy chỉ uống rượu, thậm chí che mắt khóc mà không ăn thứ gì. Thấy sự khá ngơ ngác của nó, anh Hài ghé tai nói nhỏ với nó anh đấy cũng là anh Hài học cùng lớp với anh.
                 Mọi người quyết định lơ anh ta đi, Anh Hài và Anh Thặng tranh nhau quan tâm, chăm sóc nó để dành làm bàn trai chính thức của nó trong mắt mọi người. Mọi người đang trêu trọc, con gái Thạch Đà có giá ghê ta. Được một lúc hai chàng trai ưu tú vào loại nhất của lớp đại học Tài Chính yêu mến!
                  Bất ngờ anh Hài ngồi ở bàn ăn gần đó lớn tiếng: Con gái Thạch Đà có ra cái gì đâu mà các anh lại tranh nhau? Chính tôi đang muốn bỏ mà còn chưa bỏ nổi đây này?
                Nó vừa ngượng vừa tức. Là con gái ai mà không thích được các chàng trai yêu thương săn đón? Nó tia đôi mắt hình viên đạn vào gã trai đáng ghét kia. Kỳ lạ, nó lại thấy anh ta trông rất đáng thương. Chắc anh ta đang rơi vào khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng.
                 Một người bạn nên tiếng, có chuyện gì mà anh Hài hôm nay ăn nói bức xúc thế? Sao không nể mặt cô gái người Thạch Đà ở đây ah?
                Thạch Đà, nói đến hai từ Thạch Đà cậu ta có vẻ phát điên. Cậu ta hùng hổ tiến lại bàn ăn của nó, có vẻ đang muốn nhìn tận mặt người con gái Thạch Đà mà mọi người vừa nhắc đến.
                Chắc thấy vẻ mặt nó hiền từ, nhân hậu, đáng yêu. Anh ta ngại quá, với lấy chai rượu trên bàn tu ừng ực. May quá, hết rượu, nó đỡ lo bị mọi người ép rượu, he he …
                Uống xong một hồi anh ta vẫn ngang nhiên tuyên bố, các anh đừng có lấy con gái Thạch Đà.
               Giờ thì nó ôn tồn nhỏ nhẹ nên tiếng: Anh có chuyện gì xích mích với con gái Thạch Đà mà bức xúc thế ạ? Sao anh không chia sẻ với mọi người ở đây để mọi người cùng rút kinh nghiệm!
               Vẻ mặt xúc động nghẹn ngào, anh ta đưa chai rượu lên và tu một hơi dài, nước mắt anh túa ra. Mọi người bắt đầu hết tức vì cái anh chàng phá đám này, họ bắt đầu lo lắng và đi lấy thêm ghế cho anh ngồi, nghe anh giãi bài câu chuyện.
               Thì ra cách đây ba năm anh đã yêu và kết hôn với một cô gái người Thạch Đà. Cô ấy xinh đẹp, ngoan  hiền và cũng làm nghề kế toán. Gia đình cô này thuộc diện khá giả, bố từng là một vị quan xếp nhỏ ở Hà Nội. Anh chị em trong gia đình đều được học hành đàng hoàng. Gia đình có cả nhà ở trung tâm Hà Nội, cả nhà đất khá rộng ở ngay chợ Thạch Đà. Khi kết hôn với chị này, anh luôn chắc mẩm sẽ được hưởng một phần trong cái gia sản khá kếch xù đấy. Vì nhà chị này cũng chỉ có ba anh chị em.
                Thế nhưng lấy nhau về anh mới biết, anh sẽ chẳng nhận được một chút nào cả. Vì người Thạch Đà từ xưa đến nay vẫn có lệ, đất đai, nhà cửa đều thuộc quyền thừa kế của những người con trai trong gia đình. Nhiều gia đình, khi con gái đi lấy chồng chỉ cho đem theo hai chỉ vàng, vậy là hết.
                 Đã như thế rồi, gia đình nhà vợ anh luôn tìm mọi cách để đào bới, moi móc tiền bạc của gia đình anh. Cứ hễ động một tý, có gì không ưng ý là họ dậm dọa với anh là sẽ đòi con gái họ về. Vì yêu vợ, lại sắp đón đứa con đầu lòng ra đời. Anh đành cố gắng cung phụng những đòi hỏi của họ. Khi thì cái điện thoại đời mới, lúc thì tiền lọ, tiền kia đủ loại thứ tiền.
                 Vợ anh sinh con, không có người chăm sóc. Ông bà nội ở xa, bà ngoại ở nhà chơi cũng không bế hộ. Kỳ lạ nhà họ khá rộng nhưng cũng không cho vợ chồng anh ở cùng. Mà vợ chồng anh phải thuê nhà ở khá tốn kém.  Thương vợ, thương con, anh đành để vợ nghỉ ở nhà chăm con. Mình anh đi làm. Vợ anh sinh tiếp một cô con gái nữa. Khiến anh hết sức khổ sở mỗi lần về quê. Vì anh là con trai duy nhất, bố anh lại là trưởng họ. Anh vẫn rất cố gắng bảo vệ vợ mình. Bố mẹ anh  thương con trai, thương cháu có của ngon vật lạ gì đều đưa anh đem về Hà Nội.
                 Nhưng vợ anh lại nhanh chóng đem hết những thứ ấy về biếu bố mẹ mình. Tiền bạc anh đưa cho vợ thêm bao nhiêu tiền để lo cho bữa ăn gia đình thêm tươm tất, thì bữa ăn vẫn chỉ lèo phèo về thứ đơn giản như cũ. Tiền anh đưa thêm đi về đâu? Ăn mãi thế, anh thầm khao khát những bữa cơm của gia đình anh trước kia.
                Đã thế vợ lại chẳng bao giờ thèm quan tâm đến anh, cái gì cũng nhất bố. Bố là người đẻ ra cô ấy, người có cùng huyết thống với cô ấy. Còn anh thì không, anh chẳng là gì với cô ấy hết. Những thứ quý giá của anh lần lượt một là chuyển sang quyền sở hữu của anh em họ hàng nhà cô ấy, hai là anh buộc phải bán đi để mua những món quà rất có giá trị cho bố, mẹ, anh, em nhà cô ấy theo lời họ đề nghị. Gia đình anh thấy anh nhếch nhác quá, mua cho anh cái điện thoại Iphone đời mới. Vừa thấy nó, chưa kịp khoe. Cô ấy đã đề nghị anh cho cái điện thoại đó cho thằng em họ cô ấy. Giờ thì trong mắt cô ấy, anh không bằng một thằng em họ!
                 Không muốn thấy con trai, các cháu phải ở nhà thuê khổ sở. Bố mẹ anh lại gom góp tiền của bao lăm dành dụm đưa cả cho anh để mua nhà. Trong khi nhà cô ấy cũng mới bán đi một phần đất ở quê được rất nhiều tiền. Nhưng họ không cho vợ chồng anh một đồng nào. Cũng không cả cho vợ chồng anh vay. Dù anh đã rất cố gắng cư xử tốt và cung phụng họ hơn cả bố mẹ mình. Không lẽ vợ anh không phải là con gái họ? Các con anh không phải là cháu họ?
                 Mẹ anh thì bán cả chiếc kiềng vàng mẹ vốn cất để làm của hồi môn cho em gái anh khi đi lấy chồng, để cho anh có thêm tiền mua nhà. Khiến em gái anh rất buồn và giận. Còn anh rất đau lòng. Anh đành chạy đôn chạy đáo, vay bạn vay bè được ít tiền đem về nhà, định hôm sau đi đặt cọc tiền mua nhà. Vừa thấy tiền cô ấy đã đem cho bố mẹ mình đi du lịch nhân dịp kỷ niệm ngày cưới. Đến bố mẹ anh cũng chẳng bao giờ dám dùng nhiều tiền như thế để đi du lịch.
                 Anh thật sự kiệt quệ và mệt mỏi từ khi lấy cô ấy. Một mình anh đi làm nuôi cả ba mẹ con cô ấy ăn chơi nhong nhóng. Bố mẹ cô ấy không giúp một cái gì lại còn đào bới mất rất nhiều tiền của anh và gia đình anh. Tự dưng anh đang nghĩ, không biết cô ấy có yêu anh không ?...
                 Hôm nay anh đã đem trả lại tiền những người anh vay để mua nhà. Số còn lại anh đưa lại cho bố mẹ anh giữ, rồi muốn sao thì sao…
                Hai hàng nước mắt anh lăn dài xuống  má. Anh nốc một hơi hết chai rượu rồi xin lỗi mọi người, do đã làm mọi người mất vui vì chuyện riêng của mình. Nó vội nói, không sao đâu. Tình bạn làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa mà. Hơn nữa, không phải gia đình ở Thạch Đà nào cũng có lối cư xử với con rể như thế đâu. Gia đình em thì lại càng khác. Do gia đình em có bốn chị em gái, nên đất nhà em sẽ được chia làm bốn, mỗi chị em được một ô đất, hiện đang làm sổ đỏ trong ủy ban nhân dân xã. Nhà em duyên ai phận đấy, không ai liên quan với nhau. Mẹ vẫn có nhà riêng, lương hưu của mẹ  còn cao hơn gấp mấy lần cả lương  em đi làm!
                 Mọi người A lô xô cười nói vui vẻ, anh Hài trở lại bàn ăn của mình. Chắc anh ấy đang buồn lắm. Bỏ vợ thì thương con. Không bỏ vợ thì gia đình vợ lại tiếp tục đào bới hết tiền bạc của anh và gia đình anh.
               Mãi sau nó tình cờ được biết, sau một lần hai vợ chồng cãi nhau, vợ anh vẫn tuyên bố nhất nhất tuyệt đối nghe lời bố và anh em nhà mình. Anh cảm thấy lạc lõng, cô cô đơn trong chính căn nhà mình. Anh không biết anh đứng ở vị trí nào trong mắt vợ anh. Anh nói sẽ viết đơn ly dị, cô ấy ký ngay vào cuối tờ giấy rồi đưa cho anh viết để thách thức. Cô ấy đâu biết một cuộc sống khổ sở cùng cách cư xử thiếu văn hóa, ít tình người của cô ấy và gia đình cô ấy với anh và gia đình anh. Đã khiến tình yêu trong anh với cô ấy cạn kiệt. Anh còn sống với cô chỉ vì anh thương các con anh.
                 Lại còn ông bố nay dọa đòi con gái về, mai dọa đòi con gái về khiến anh rất mệt mỏi. Phải rồi, con gái họ cao quý! Còn anh chả là gì hết. Anh chỉ là thằng nô bộc suốt ngày còng lưng làm nụng. Để cung phụng cho cuộc sống sang quý của cả đại gia đình nhà cô ấy. Anh đã làm nô bộc cho gia đình họ đã đành. Anh còn bắt cả bố mẹ anh cũng làm nô bộc cho họ. Vì anh vẫn chỉ là một công chức trẻ. Tiền anh làm ra chỉ để nuôi nổi ba mẹ con cô ấy trắng béo. Còn bố mẹ anh phải còng lưng làm thêm đưa tiền cho anh thì anh mới có đủ tiền để cung phụng cho bố mẹ, anh , chị và cả em họ cô ấy nữa. Cay đắng quá.
               Anh nộp đơn ly hôn ra ủy ban phường và bỏ đi luôn, không về nhà nữa. Mẹ vợ sui vợ anh, cứ kệ nó. Nó đi rồi khác về. Nó không về thì mình cứ sẵn nhà này mà ở. Bán đi bây giờ chắc cũng được mấy tỷ. Họ không hề biết, anh vẫn tiếp tục trả tiền thuê theo quý, thay vì mua hẳn như dự định trước kia.
                Từ ngày anh đi, anh không hề gọi điện và về qua nhà thăm các con một lần. Anh biết nếu anh thể hiện tình yêu thương với các con. Cả gia đình vợ anh sẽ lợi dụng điều ấy để đào bới tiền của từ gia đình anh.
               Ngày mẹ vợ anh sinh nhật, bố vợ anh gọi điện bảo anh mua tặng mẹ vợ đôi vòng tai bằng vàng. Ông còn cẩn thận dặn anh mua cái to to cả mặt bà ấy to, đeo cái vòng loại mấy chỉ không hợp!!!! Anh chỉ biết vâng! Anh đã quá quen với việc vâng, dạ, và cung cúc tận tụy phục vụ gia đình cô ấy.
                Rồi anh gửi người đem quà mừng sinh vật cho mẹ vợ tới. Bà mẹ vợ hồ hởi mở ra rồi dãy nảy khóc te tua. Trách ông chồng dặn con rể thế nào mà nó mua tặng bà cái mấm tai bé tý! Ông chồng bần thần, cái thằng này nó lại tính xỏ lá mình hay sao. Mình dặn nó mua cái vòng tai to cho bà ấy nó lại mua cái mấm bé xíu! Ông không ngần ngại bấm số điện thoại mắng xa xả không tiếc lời ông con rể như một thứ mạt hạng. Như thường lệ ông dọa nếu ông con rể không đem cái mấm tai bé xíu này về cho mẹ của anh đeo. Và mua cho vợ ông cái vòng tai vàng loại to thì ông sẽ đem con gái ông về!
                  Ở đầu dây bên kia anh con rể càng thấm thía vì một tình yêu không đúng người của mình. Giờ thì cả mẹ anh cũng bị họ coi thường. Anh vẫn nhỏ nhẹ, ôn tồn nhưng rắn giỏi anh nói: Vâng con gái của bố cao quý lắm, bố đem về mà nuôi. Con không nuôi được nữa. Cái mấm đó con mua bằng tiền bán cái nhẫn cưới của con đấy. Con hết tiền rồi, không còn gì nữa để bố mẹ đào bới nữa đâu. Bố mẹ con cũng cạn kiệt tiền vì cả gia đình bố rồi. Ngày mai tòa án sẽ xử ly hôn lần ba, con gái bố không có mặt thì tòa vẫn xử ly hôn vắng mặt theo luật. Nói rồi anh cúp máy, còn ông bố mặt mày tái xanh, tái xám. Cứng hết cả lưỡi không nói được lời nào. Bà vợ thì cứ lay gọi hỏi chồng xem bao giờ ông con rể quý mang cái vòng tai bằng vàng loại to đến cho bà?
                 Chắc ông bây giờ mới thấy hối hận, ông đã lợi dụng tình yêu thương của anh con rể với con gái ông một cách rất quá đáng. Ông đã moi móc được rất nhiều tiền của anh ta, và gia đình anh ta cho gia đình ông. Giờ thì ông phải tính sao với ba mẹ con cô con gái. Và ông còn đau đớn hơn, vì cả mấy tháng tiền thuê nhà vừa qua không hề có người trả. Chủ nhà đang lăm le đòi lại căn nhà đó. Hóa ra con rể ông chưa hề mua căn nhà đó!
                  Giờ thì cô con gái mới vội vã ra kiểm tra thùng thư, chị ta như chết đứng khi đọc mấy cái giấy mời của tòa án. Giờ thì chắc chị đã quá ân hận. Chị ấy đã lấy chồng nhưng vẫn là một đứa trẻ, nhất nhất nghe theo lời bố mẹ mình. Chị ấy kết hôn vì tiền và không phải vì tình yêu. Công việc thì đã nghỉ quá lâu giờ rất khó xin đi làm lại. Tương lai phía trước của chị đang nhuộm một màu đen. Giá như, chỉ là giá như chị thương chồng mình nhiều hơn một chút. Hẳn sự thể không rơi vào bi kịch đắng cay đến mức như thế này.


                                                                     Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết



No comments:

Post a Comment