2016-04-18

Đạo lý của người làm thuê

       Những người đi làm thuê lâu ngày, quen nghe theo mệnh lệnh của người khác. Tư duy tự chủ không phát triển. Não bộ không hoạt động nhiều. Họ dần dần mất đi sự tự chủ. Suy nghĩ của họ dần trở lên nông cạn và u tối. Họ luôn cố gắng làm hài lòng người chủ của mình. Sống phải phụ thuộc vào người chủ. Cuộc sống của họ có khác gì cuộc sống của một đứa bé?


      Tuy vậy, họ vẫn sống, vẫn vui vẻ và tồn tại bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội. Với họ, việc làm việc cho một ai đó là một hạnh phúc! Họ chỉ cần có tiền công hàng tháng là đủ. Công việc dù vất vả và có nhiều tủi cực, nhưng đã là công việc thì phải như thế. Họ vẫn tự hào về bản thân khi đứng trước xã hội.
     Với họ, không làm việc cho người chủ này thì sẽ làm việc cho người chủ khác. Cuộc sống của họ vẫn ung dung, thảnh thơi trong những ngày nghỉ. Đó là đạo của người đi làm thuê. Xã hội ngày càng phát triển, người giàu ngày càng giàu lên. Người nghò sẽ ngày càng nghèo đi. Người đi làm thuê sẽ ngày càng nhiều. Họ đâu biết rằng, họ chỉ giống như những chú gà được nuôi dưỡng trong môi trường công nghiệp. Họ có tiền đấy. Họ có vẻ được quan tâm và chăm sóc đấy. Nhưng sự tồn tại của họ trong sự bảo trợ của người chủ chỉ là vì lợi ích. Họ thực chất chỉ giống như những con bò sữa, bị người chủ vắt sữa hàng ngày mà thôi. Một cuộc sống tự do, và một hạnh phúc thực sự sẽ không bao giờ đến với họ. Vì gần như tất cả các hoạt động sống của họ đều vận động theo sự sắp đặt của người chủ.
       Nếu cứ sống trong môi trường như thế lâu. Họ sẽ chết như một con ếch bị đun nóng dần lên trong một nồi nước ấm. Tuy vậy,  họ chỉ là những người đi làm thuê. Không phải ai cũng nghĩ được như vậy. Hiện tại, họ vẫn vui vẻ, an nhiên làm việc cho người chủ. Cố gắng tạo ra nhiều lợi ích cho người chủ. Và nhận về những đồng tiền lương để nuôi sống cả gia đình. Họ vẫn cảm thấy hạnh phúc, tự hào vì công việc của mình. Dù trong sâu thẳm trái tim họ là sự tổn thương, vất vả, và cả sự bất an. Nhưng cuộc sống vẫn cứ như thế trôi đi. Họ phải làm việc để sống. Nếu muốn có sự thay đổi, họ cố đầu tư cho con cái học hành tiến bộ. Mong cho đời con sẽ tốt hơn cuộc đời mình. Như thế là họ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện lắm rồi.
       Thật ra, mỗi một tầng lớp xã hội, mỗi một loại người trong xã hội đều có một triết lý sống riêng của mình. Họ cũng có những tiêu chuẩn đánh giá riêng, những cái nhìn rất riêng với các sự vật hiện tượng trong xã hội. Những yêu cầu, đòi hỏi trong cuộc sống của họ cũng rất khác nhau. Mọi sự hơn kém nhau trong xã hội về mặt tâm lý, tình cảm chỉ có tính tương đối.
                                                                   Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Hãy luôn sống tốt

<< Bài học quý


<< Hoạt động của não bộ con người bị ảnh hưởng từ nghề nghiệp

<< Cái khổ của người có địa vị xã hội cao



No comments:

Post a Comment