Theo
quy luật tự nhiên, con
người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, lão hóa và chết đi. Người khôn ngoan không
những hiểu được thời thế. Biết khi nào cần tiến, khi nào cần lui,
khi nào thì an phận để bảo toàn bản thân. Mà họ còn là người hiểu mình sâu sắc.
Biết việc gì mình có thể làm, biết việc gì mình không thể làm dù cố gắng đến đâu. Biết lui
vào nghỉ ngơi khi
mình không đủ sức đua tranh với đời. Làm được như thế, vừa giữ được hình ảnh
bản thân, không gây nguy hại cho mình và người thân, lại được tiếng tốt muôn
đời. Và bản thân người đó cũng được yên hưởng tuổi già hạnh phúc, ấm no.
Thời xưa, các vị vua thời
nhà Lý, nhà Trần của Việt Nam .
Khi về già đều nhường lại ngôi vua cho thái tử mà lui về làm Thái Thượng Hoàng.
Tuy là đã giao lại quyền cai trị đất nước cho con trai. Nhưng quyền lực của
Thái Thượng Hoàng vẫn lớn hơn vua. Xét về mặt đạo lý, Thái Thượng Hoàng là cha
của vua. Xét về tình người, Thái Thượng Hoàng đã cai trị đất nước trong nhiều
năm, có rất nhiều uy tín với các quan trọng chiều. Trong lòng họ, Thái Thượng
Hoàng mới là người có quyền lực lớn nhất quốc gia. Thế nên mới có chuyện, Thái
Thượng Hoàng phạt vua con, lại còn dọa phế vua con vì vị vua ấy suốt ngày ham
mê uống rượu. Dẫn đến say rượu làm mất thể diện quốc gia. Vì thế ông vua con
khi còn non nớt trên cương vị làm chủ một quốc gia đã được Thái Thượng Hoàng
dạy bảo kịp thời. Đa phần họ đều trở thành những vị vua tốt trong lịch sử Việt Nam . Trong
hoàng tộc không có cảnh tranh giành ngôi vị mà chém giết lẫn nhau. Vì vị trí ai làm vua đã
rõ từ rất sớm. Đất nước vì thế mà được thái bình thịnh trị. Thái Thượng Hoàng
thì được nghỉ ngơi, vui thú tuổi già.
Hành động lui về làm Thái Thượng Hoàng của các vị vua trong thời đại nhà Lý và
Nhà Trần của Việt Nam
thật là cao minh. Nếu khi ông vua đã già, sức đã yếu, lòng đã muốn nghỉ ngơi,
mà họ cứ cố ngồi ở ngôi vua. Trí tuệ đã lão hóa, tinh
thần đã giảm sút, tâm cũng chẳng còn hướng 100% vào sự thịnh vượng của đất nước
nữa. Việc làm, hành động của họ chắc chắn có nhiều sai lệch. Sẽ làm mất lòng
các quan, mất lòng dân. Triều đình vì thế mà suy yếu, lòng dân không phũ sẽ gây
li tán khắp nơi. Trong khi các hoàng tử thì đang giai đoạn khỏe mạnh, trí tuệ
đang độ chín nhất lại không được nắm quyền điều hành quốc gia nảy sinh tâm lý
bất mãn, không vui. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi người lao động già thì
nghỉ hưu và hưởng trợ cấp xã hội. Thế mới biết các vị vua thời nhà Trần và Lý
của Việt Nam
đã đi trước thời đại dễ đến cả chục thế kỷ!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment