2016-04-18

Cách dạy bảo tốt người khác

    Khi đứng trước mọi người, biểu hiện của ta cần nghiêm kính. Ta cần thận trọng mọi lời nói, việc làm, cử chỉ của mình.  mỗi hành động của ta, cũng khiến họ đánh giá, kết luận  về con người ta tốt hay xấu. Càng khi mới quen biết, mới tiếp xúc ta càng cần thận trọng. Vì những ấn tượng ban đầu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận của người khác đối với mình. Nó quyết định đến 50% mối quan hệ đó sẽ thành công hay không.


       Muốn dạy bảo người khác, mà người khác nghe theo. Ta phải làm tốt những điều muốn răn bảo ngườikhác. Phải cho họ thấy rõ được kết quả tốt đẹp của việc làm theo việc đó. Và ta cần luôn tỏ ra nghiêm kính, trang trọng trước mặt họ. Để tạo ra uy tín với họ. Họ nhìn vậy, mà theo rồi cảm hóa theo ta dần dần.
       Cha mẹ muốn dạy bảo con cái lên người cần giữ được sự oai nghiêm, nề luật trong gia đình. Nếu cha mẹ gần gũi với con cái quá. Dạy bảo chúng cũng rất khó. Nếu cha mẹ dạy bảo con những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Mà để chúng nhìn thấy cha mẹ làm ra những việc không tốt. Thì chúng cũng không nghe.
       Người giáo viên luôn cần có sự trang nghiêm, uy quyền của mình với những người học trò. Biểu hiện của họ trước mặt học trò phải luôn là rất mẫu mực. Làm được như vậy, họ mới có thể dạy bảo tốt những người học trò.
       Thời xưa, nền học vấn trong gia đình vốn rất được đánh giá cao. Ai con nhà có nề nếp, và sự giáo dục tại gia thì được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, cuộc sống trong gia đình khiến đôi khi những bậc làm cha, làm mẹ không giữ được hết sự uy nghiêm của mình trước mặt con cái. Vì thế họ đã đổi con cho nhau mà dạy. Khi hoạt động này trở lên phổ biến, trường học ra đời.
         Muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, uy tín của mình trong một tập thể. Trươc hết ta cần tỏ ra trang trọng. Cư xử nho nhã, lễ độ.  Tư thế, tác phong phải đẹp. Công việc thì phải làm tốt. Và sự nghiêm chỉnh, nghiêm túc, nghiêm trang luôn được giữ vững. Cứ làm như thế, lâu dần mọi người sẽ e dè, kính sợ ta. Và ta trở thành người có uy tín trong tập thể. Cùng với năng lực tốt mà ta có. Ta có cơ sở vững chắc để ngồi vào những vị trí cao trong của một tập thể. Hãy tin rằng, sự hài hước, khôi hài, gần gũi trong một cơ quan, tổ chức vốn rất gần với những kẻ chỉ biết làm trò vui để kiếm sống. Người đời luôn đòi hỏi, kỳ vọng ở người lãnh đạo của mình một năng lực và trí tuệ vượt trội. Một bản lĩnh, tác phong và đạo đức vượt trội hơn người.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Con đường tự học để thành công

<< Khi ta là người nổi tiếng

<< Biểu hiện của người lãnh đạo khôn ngoan

<< Những vấn đề lớn trong nền giáo dục hiện đại của cả thế giới



No comments:

Post a Comment