Trong
tất cả các cách giáo dục con người. Sự tự giáo dục là
quan trọng nhất. Một người không có ý thức tự học hỏi, vươn lên. Thì dù có được
dạy dỗ nhiều như thế nào cũng không thể tiến bộ được. Người nào có tính tự học cao, dù không được đi học thì cũng làm
ra được nhiều điều tốt đẹp hơn người đi học.
Dù học cho đến hết bậc đại học, thì cũng chỉ là học cách tự
học mà thôi. Vì quá trình học
tập của con người sẽ diễn ra cho đến hết cuộc đời. Chúng ta học hỏi để
thích nghi với cuộc sống. Xã hội sẽ biến đổi không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Đòi hỏi mỗi chúng ta phải học hỏi để thích nghi với cuộc sống không ngừng nghỉ.
Nếu chúng ta không chịu thích nghi, cuộc sống sẽ đào thải chúng ta.
Một người khôn ngoan biết nhìn nhận, suy xét đánh giá những
hành vi của chính bản thân mình. Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Giúp bản thân tiến cao hơn trên nấc thang của xã hội. Biết khi nào mình còn non
yếu mà lui để bảo toàn bản thân. Rồi cũng cần lập một kế hoạch, biến những gì
non yếu trong ta thành mặt mạnh của ta. Khi ấy ta tiến cũng chưa muộn. Thành công mà ta có được sẽ rất bền vững.
Nếu ta không biết tự điều chỉnh những hành vi của mình, cho phù hợp với các
tiêu chuẩn của xã hội. Thì xã hội sẽ có những chế tài để điều chỉnh lại chúng
ta, để những hành vi của ta không thể gây hại cho xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ bị
tổn thương sâu sắc. Có khi cả phần đời còn lại ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì
sự tổn thương đó.
Quan sát, điều chỉnh bản thân phải từ cái gốc sinh ra. Việc uốn lắn hành vi chỉ
là phần ngọn của vấn đề. Một người có tâm đức tốt, sẽ rất khó làm ra những việc
xấu, bị nhà nước đưa ra luật cấm. Đạo đức là gốc rễ của con người. Việc bồi
dưỡng đạo đức là phần quan trọng nhất trong việc
điều chỉnh hành vi của bản thân. Cuộc sống và con người luôn vận động, biến đổi
theo thời gian. Việc xem xét, bồi dưỡng, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với sự
tiến bộ của xã hội là một việc mỗi ngày. Để cho mình ngày càng tốt đẹp hơn,
không ai có thể giúp ta tốt bằng chính ta biết tự giúp mình, đấy là con đường tốt nhất để thành công!
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment