2016-04-19

Cuộc sống theo ước mơ

        Có một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại một vùng quê cũng nghèo nàn và lạc hậu. Chấp nhận một cuộc sống thực tế như bao nhiêu người dân quê nghèo nàn, dốt nát này ư? Không thể chấp nhận một cuộc sống quanh năm làm ăn vất vả và lo lắng cho bữa cơm, manh áo được đầy đủ như thế được. Càng không thể cứ đời nọ nối đời kia trong cảnh nghèo hèn, cơ cực như thế này được. Và cô đã ra đi. Cô đến học tập ở thành phố. Khát vọng đổi đời đã thắp sáng mọi con đường cô đi qua.


       Ngày lên giảng đường học, tối cô đi làm thêm. Công việc đủ cả, từ phụ việc quán ăn, tiếp thị quảng cáo đến việc bán hàng thuê. Thu nhập chẳng đáng là bao với một người dân thành phố. Nhưng với cô, đó là cả một gia tài. Những đầu tiền đầu tiền đầu tiên cô kiếm được nơi phố phường tấp lập ướt đẫm mồ hôi và nước mắt của một cô gái 18 tuổi đầu. Nhưng nhờ có những đồng tiền ấy mà mẹ cô đỡ vất vả. Bố cô thì đã qua đời từ khi cô còn rất nhỏ. Ngoài việc chi dùng rất tiết kiệm cho cuộc sống cá nhân. Cô tích cóp những đồng tiền ít ỏi ấy và mở một quán trà đá vỉ hè ở gần trường vào buổi tối. Công việc tự kinh doanh khá vất vả nơi đất khách quê người. Nhưng cô thấy vui vẻ, tự do và thoải mái hơn. Nguồn thu nhập cũng khá hơn. Cô vẫn sống rất tiết kiệm, số tiền thu về cô lại mở tiếp một quán ăn sáng trên hè phố. Công việc vất vả hơn rất nhiều. Mỗi ngày cô dậy rất sớm để đi chợ và nấu ăn. Bán xong lại vội vã đi học. Tối thì lại bán trà đá. Nhiều khi cô ngủ giật trong lớp học. Nhưng bù lại, thu nhập giờ cô rất khá. Không dừng lại ở đó, cô mở thêm một shop thời trang sinh viên ngay trong khuân viên nhà trường. Thế là cô vừa tự học buổi chiều, vừa tranh thủ bán hàng. Buổi sáng thì cô thuê một bạn sinh viên khác bán hàng.
        Công việc kinh doanh của cô ngày càng khá lên. Cô thuê thêm người phục vụ quán ăn và bán trà đá giúp mình. Mỗi dịp về quê, cô tranh thủ đem rất nhiều hàng hóa thú vị của thành phố về bán cho người dân ở quê. Nhiều người gửi cô tiền nhờ cô mua giúp hàng hóa. Cứ như thế, cô đã trở thành một doanh nhân tài giỏi sau bốn năm học đại học.
       Ngày ra trường, các bạn vất vả nhờ người xin việc. Còn cô, cô đã có cả một chuỗi cả chục cửa hàng kinh doanh trên phố. Tạo công ăn việc làm cho 12 người lao động. Cô đã trở thành người giàu có theo định nghĩa người dân ở quê cô.
      Nhiều người tìm đến cô vay tiền để đầu tư sản xuất, kinh doanh và lo cho con cái ăn học. Cô cho họ vay tiền rồi thu lãi. Đương nhân cô cũng buộc họ phải thế chấp tài sản, đất đai, ruộng vườn. Nhiều người đã không trả được nợ, đã bán ruộng vườn cho cô với giá rất rẻ. Thế là cô có một nông trang rộng lớn tại quê hương. Cô trồng rất nhiều hoa quả năng suất rất cao của nước Thái Lan. Rồi đem ra thành phố bán thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm. Cô đã chính thức trở thành người giàu có.
      Khi ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, nếu cô vẫn cư chấp nhận một cuộc sống đói nghèo tại quê hương, như bao người khác. Thì liệu cô có ngày thành công được như hôm nay. Không có lý do gì buộc ta phải chấp nhận một thứ mà ta không thích. Cô hạnh phúc vì quyết định của chính mình.
                                                              Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Khi phê bình người khác

<< Mình lại là người xa lạ bố nhỉ?

<< Để bạn có một cuộc đời tốt đẹp

<< Làm gì khi cha mẹ mình là người không tốt?

<< Cách để thoát khỏi cuộc sống khó khăn



No comments:

Post a Comment