2016-04-19

Để bạn có một cuộc đời tốt đẹp

     Trải qua rất nhiều khó khăn, thất bại và tụt hậu so với bạn bè cùng trang lứa. Tôi nhận ra rằng, sự thành công hay thất bại của mỗi người do tâm của người đó mà ra. Dù có điều kiện tốt, dù có trí tuệ cao. Thì sự thất bại vẫn là một tất yếu nếu tâm bạn xấu. Tâm của bạn giống như một cục nam châm lớn vậy. Nó sẽ hút mọi thứ phù tương thích với nó. Nếu tâm bạn luôn khao khát tình yêu, gia đình, sự thành công. Thì tự khắc nó sẽ có lực hút đối với những thứ đó. Và ngược lại, nếu tâm bạn không muốn lấy chồng, không muốn giàu có. Thì tự nhiên, sẽ luôn có một lực cản vô hình từ chính bạn phá bỏ đi những cơ hội đưa bạn đến với hôn nhân và sự giàu có.


        Khi ở trường học, chỉ cần bạn thông minh, bạn sẽ đạt điểm số cao. Bạn được coi là người thành đạt trong trường học. Khi bạn bước ra cuộc sống ở ngoài xã hội. Sự thông minh là chưa đủ, và cũng không thật sự cần thiết. Cái quan trọng là tâm của bạn. Nếu từ trong sâu thẳm trái tim và trí não bạn luôn nghĩ đến những điều không tốt. Thì cuộc đời của bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tốt đẹp được cả. Dù bạn có bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu tiền tài và có địa vị cao trong xã hội.
       Việc học tốt đẹp nhất là làm cho tâm sáng. Sự khai tâm là cái gốc của đạo học từ ngàn xưa. Chỉ cần làm cho phần sâu kín nhất trong tâm hồn bạn sáng trong, tốt đẹp. Thì tự bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều tốt đẹp, hữa ích từ trong cuộc sống. Và cuộc đời bạn sẽ trở lên tốt đẹp hơn.
      Có người ví: Tâm tưởng của mỗi người là một bức vẽ, cuộc đời của mỗi người là một bức tranh. Sở dĩ mọi người có cuộc đời khác nhau, là do tâm tưởng của họ khác nhau. Hãy làm cho phần sâu kín nhất trong tâm hồn bạn trở lên tốt đẹp. Thì cuộc đời của bạn cũng sẽ trở lên tốt đẹp hơn thôi. Hãy là một người tốt thật sự trước tiên, sau đó sự hạnh phúc và giàu có sẽ đến bên bạn.
                                                                   Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Cây mộc lan

<< Món ăn nấm chua

<< Trung thực, thẳng thắn như thế nào cho tốt?

<< Khi phê bình người khác

<< Mình lại là người xa lạ bố nhỉ?



No comments:

Post a Comment