Lòng tự ái của mỗi người được ví như một kho thuốc súng. Ai
mà động vào sẽ làm nó nổ tung. Vậy là cả hai người đều bị thiệt hại nặng nề. Vì thế, khi phê bình, đánh giá, nhận định
người khác cần hết sức thận trọng. Tránh làm người khác bị tự ái. Tốt nhất thì
chỉ nên có khen chứ đừng chê bai người khác để làm gì. Khi buộc phải đưa ra
những nhận định, đánh giá và bình luận về người khác. Chúng ta cần phải tỏ ra khéo léo, mềm mỏng và tế nhị.
Nếu ta bị buộc phải đưa ra đánh giá, phê bình, nhận xét với cấp trên của mình
thì ta càng cần hết sức thận trọng. Tốt nhất cứ lấy điều hay, lẽ phải trong
thiên hạ làm căn cứ, đánh giá, nhận định. Càng không được tỏ ra quá thẳng thắn,
cương trực. Nói gì thì nói, thái độ của chúng ta khi ứng xử là rất quan trọng.
Khi cần sửa lỗi của cấp trên, ta vừa phải thẳng thắn đưa ra ý kiến của mình. Ta
còn phải biểu hiện thái độ khiêm tốn, tôn trọng cấp trên, thông cảm với động cơ
phạm lỗi của họ và tỏ ra bao dung, độ lượng với họ. Nếu người nào tỏ ra phách
lối, phê phán kịch liệt với thái độ không tôn trọng… Thì khi sự việc qua đi,
người đó khó mà sống yên ổn ở vị trí của mình.
Nhiều người nhầm tưởng sự cương trực, thẳng thắn là trung thực. Sự
mềm mỏng, nhã nhặn, khiêm tốn, tôn trọng người khác và khéo léo trong cách cư xử là luồn cúi, xu nịnh cấp trên. Đó thật sự là một
suy nghĩ sai lầm. Ai cũng biết sự cương trực, thẳng thắn là tốt. Nhưng sự cương
trực, thẳng thắn của mình mà lại làm cho người khác bị tổn thương lòng tự ái,
tự trọng thì liệu còn có tốt hay không? Người ta mềm mỏng, khéo léo, tế nhị,
khiêm tốn, với thái độ tôn trọng người khác mà vẫn nói ra được hết ý
mình. Giúp người nghe không bị tự ái và tổn thương lòng tự trọng. Vì thế họ có
được sự tỉnh táo mà nhận ra lỗi lầm để sửa sai. Đó là điều tốt. Cách cư xử như
thế là của một người trung thực, khôn khéo, biết mình, biết người rất đáng được trân trọng và học hỏi.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment