2016-04-19

Vai trò người thầy trong xã hội xưa và nay

    Trong nền văn hóa Việt Nam ngày xưa, người thầy  vị trí rất cao trong xã hội. Thầy cao hơn cha, hơn mẹ. Lý do là người thầy là người truyền đạt tri thức làm người. Người có học trong xã hội xưa là những người thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội. Khi đứng trước vua, quan, người có học không phải quỳ gối. Khi nghe xử ở công đường, người có học còn được mời ngồi ghế. Trong khi những người không có học trong xã hội bị coi là những kẻ tiểu nhân, mạt hạng trong xã hội. Đứng trước vua quan phải quỳ gối, có khi còn không dám ngẩng mặt lên nhìn. Địa vị của người đi học cao như vậy, nên địa vị của người thầy dạy học lại càng cao. Người thầy nói, người học trò không dám không nghe. Người thầy phạt, người học trò không dám không tuân.


        Còn ngày nay, giáo dục đã được phổ cập toàn dân. Ngành giáo dục vẫn được nhà nước ưu tiên hàng đầu. Mức lương của họ cao nhất trong cách ngành về hành chính, sự nghiệp. Tuy vậy, địa vị của người thầy không còn giữ ở vị trí cao nhất trong lòng người trò nữa. Mà cha mẹ mới là những người quan trọng nhất với cuộc đời mỗi con người. Cha mẹ không cho tiền ăn học, thì chẳng người học trò nào tốt nghiệp được trường nào cả. Hơn nữa, học trò ngày nay học rất nhiều thầy cô giáo. Không như trong cuộcđời người học trò thời xưa chỉ khoảng từ 1 đến 3 người thầy. Còn bây giờ, tính trung bình một học sinh sau khi tốt nghiệp đại học có khoảng 300 thầy cô giáo. Có những người thầy chỉ giảng giải vài chuyện chẳng đáng lưa tâm trên bục giảng rồi thôi. Nhiều người sau khi học vài năm trò và thầy không nhận ra nhau nữa.  họ lướt qua đời nhau quá nhanh. Chính trong cuộc đời giảng dạy của một người giáo viên cũng có khoảng vài chục nghìn sinh viên. Vì thế họ cũng không thể nhớ hết được học trò của mình. Người giáo viên bây giờ chỉ giảng dạy theo nghĩa vụ, trách nhiệm đã đề ra sẵn. Học sinh cũng nghe lấy lệ và học vì điểm số. Vì thế mối quan hệ thầy trò ngày nay không còn sâu sắc như xưa.
        Để thành công trong cuộc đời, mỗi người học trò cần phải biết tự cố gắng, tự học tập để vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người mới chính là người thầy tốt nhất trong bản thân.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Sự khác nhau ở các nước phương Đông và phương Tây

<< Biết mình, biết người, làm việc gì cũng thành công

<< Cách cư xử tốt nhất với người khác

<< Khi người không thực tài lại ngồi ở vị trí cao

<< Người học trò khôn ngoan




No comments:

Post a Comment