Trong
một cơ quan, tổ chức mà có sự hỗn loạn. Thì việc làm ăn của công ty đó sẽ không
thể phát triển được. Vì cả doanh nghiệp không là một tập thể thống nhất. Mọi
người không đoàn kết, cộng tác với nhau để đạt được mục tiêu mà công ty đang
mong đợi. Hiệu suất làm việc của các nhân viên thấp. Và đó sẽ là một thảm họa
về văn hóa doanh nghiệp.
Nguyên nhân thì có nhiều. Cái tài của người lãnh đạo trong trường hợp này, là phải tìm ra nguyên nhân
chính, gây ra sự hỗn loạn đó. Để đưa ra những biện pháp thích hợp nhất để chấm
dứt tình trạng này. Thông thương nguyên nhân là do sự bố trí nhân lực không hợp
lý. Hoặc các chính sách, cơ chế lương, thưởng không làm thỏa mãn các nhân viên. Hoặc có thể do một
vài phần tử xấu trong công ty. Làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của mọi
người. …
Tìm được ra nguyên nhân đã khó. Việc quyết đoán và mạnh mẽ điều chỉnh lại tình
hình trong công ty còn khó hơn. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền hành và lợi
ích của nhiều người. Hơn nữa, những việc không tốt đã diễn ra thường xuyên và
cũng từ lâu rồi. Những sự việc đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người. Dù
tận đáy lòng, họ không phụ, vì thế mới có sự hỗn loạn. Nhưng về cơ bản, mọi
người đã chấp nhận điều đó. Nếu không họ đã làm đơn từ khiếu lại, đình công, bỏ
việc …
Một người quản trị doanh nghiệp khôn ngoan sẽ vừa biết phân tích
những lợi hại của việc điều chỉnh lại cho toàn bộ nhân viên. Chiếm lấy sự đồng
tình ủng hộ của họ, vì một tương lai công ty tốt đẹp hơn. Vừa thẳng tay loại bỏ
những phần tử có hại cho công ty. Đưa những người có khả năng lãnh đạo vào nắm giữ những vị trí chủ chốt. Thay đổi các cơ chế, chính
sách cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của tòa bộ nhân viên. Chỉ cần thay đổi
nào có lợi cho doanh nghiệp, nhà quản trị phải thay đổi ngay lập
tức. Cần phải lập lại nề nếp, kỷ cương, và trật tự trong công ty. Người tài
giỏi sẽ ở vị trí cao, thu nhập cũng cao. Lãnh đạo phải giỏi và uy tín, mẫu mực.
Nhân viên phải tôn trọng cấp trên. Mọi người trong công ty phải phối hợp với
nhau tốt để đạt được hiệu quả trong công việc, đem lại lợi nhuận cho công ty.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment