Ở đời sự việc gì pháttriển mạnh
quá thì cũng đến hồi suy vong. Đó là một quy luật, không kể đó là sự việc
tốt hay sự việc xấu. Nếu người sinh ra trong nhung lụa, bạc vàng. Của cải ăn
mấy đời không hết. Một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Chẳng ai dám làm
bất cứ một việc gì, dù nhỏ làm người đó khó chịu. Thì người đó vì vậy mà không
phòng bị cho tương lai. Cũng không cần học hành vất vả làm gì. Lâu dần trí tuệ không phát triển. Tính cách thì nhu
nhược, yếu ớt. Vì thế, dù cha mẹ có để lại cho người đó
bao nhiêu tài sản đi nữa. Thì người đó chắc chắn sẽ tiêu sài hoang phí hết.
Hoặc sẽ bị người khác lừa hoặc cướp đạt hết. Do quen sung sướng, cũng chưa từng
học nghề gì để có thể tự sống. Người đó sẽ rơi xuống tận cùng của sự khổ sở.
Còn một người sinh ra trong một gia đình có đời cụ đói nghèo, đời ông đói nghèo, đời bố mẹ đói nghèo.
Tất nhiên, mong ước duy nhất của gia đình đó là người đó sẽ trở lên giàu có. Mà chính bản thân
người đó cũng nhận định nhiệm vụ làm giàu là nhiệm vụ lớn nhất của cuộc đời.
Ngay từ nhỏ, những mong ước của ông bà bố mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn
và trí tuệ của người đó. Người đó sẽ suy nghĩ và
tìm cách làm giàu từ khi còn rất nhỏ. Ý chí vượt khó, vươn lên trong cuộc sống
của họ rất mạnh mẽ. Và đa phần họ đều thành công. Vì thế người Việt Nam xưa có câu:
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là như vậy.
Một người sinh ra và lớn lên trong nghịch cảnh. Những ngang trái trong cuộc
sống gia đình lên đến tột đỉnh. Người đó không thể chấp nhận nổi những điều đó.
Vì vậy, ý chí, khát vọng thoát khỏi nghịch cảnh, vươn lên trong xã hội mạnh mữ hơn bao giờ hết. Người đó sẽ
học tập đêm ngày. Phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được những thành tựu mà
người đời tôn trọng. Và người đó đã không những thoát ra khỏi nghịch cảnh, mà
còn xây dựng cho mình một cuộc đời tươi sáng. Hạnh phúc và thành công của người đó được xây dựng trên
chính tài năng, tri thức, sự hiểu biết, đạo đức và nhân phẩm của người đó. Đấy
thật sự là một hạnh phúc và sự thành công bền vững. Vì thế, một nhà giáo dục vĩ đại của thế giới đã thốt lên: Sự giáo dục tốt nhất là từ trong nghịch cảnh.
Nếu một ngày ta rơi vào một môi trường nào đó quá loạn rồi, không còn có thể
loạn hơn nữa. Thì khi ấy ta chỉ còn một cách là trị yên sự loạn đó. Việc này là
rất khó khăn. Nhưng thời thế buộc phải làm như vậy. Để trị loạn thành công, ta
cần hết sức thận trọng. Cần suy nghĩ thật kỹ, tìm hiểu thật rõ nguyên nhân gây
ra sự loạn. Từ đó có những biện pháp hợp lý để sửa chữa vấn đề từ trong gốc rễ.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment