Ở
đời, người khôn ngoan, mềm mỏng lại
dễ lấy được lòng người khác. Được mọi người yêu mến. Không làm mất lòng ai. Dễ
dàng tư lợi cá nhân vì được mọi người bao dung che chở. Trong khi những người
quá cứng rắn, thẳng thắn lại dễ làm mất lòng người khác. Có khi còn bị họ sinh
lòng oán hận mà làm hại. Vì thế, người ta hay lấy hình tượng răng
và lưỡi để chỉ về hai loại người này trong xã hội.
Răng thì bản tính cứng, mạnh. Nó giúp con người nghiền nát thức ăn. Còn lưỡi là cơ quan vị
giác. Nó giúp con người cảm nhận các vị chua, cay mặn, ngọt… Làm cho đời sống
ẩm thực của con người thêm phần thú vị. Đặc tính của lười là mềm dẻo. Đặc tính
của răng là cứng mạnh. Khi con người già đi. Đa phần răng bị rụng hết. Nhất là
ở người Việt Nam .
Do thói quen ăn đồ thô và cứng. Hình ảnh các cụ già không còn răng ở đây là rất
phổ biến. Còn ở các nước phương Tây thì quá trình rụng răng ở người cao tuổi
chậm hơn. Do họ có thói quen ăn đồ hầm nhừ. Còn lưỡi thì vẫn giữ nguyên hình
dạng cho đến khi con người chết đi.
Những người tính tình quá cứng rắn cũng hay bị những người xấu rèm pha, làm
hại. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Có rất nhiều vị quan thanh liêm, chính trực
vì thẳng thắn can gián vua mà mất đầu, mất chức tước. Hoặc bị kẻ xấu làm hại.
Nếu không thì bổng lộc có được sau bao nhiêu năm tháng làm quan cũng chẳng đáng
gì. Còn những kẻ nịnh thần luôn được nhà vua yêu quý, ban cho nhiều bổng lộc.
Nói vậy không phải là để khuyên người ta sống hèn hạ, ôm chân, cúi lưng với
người khác. Nếu cả xã hội đều là những người như vậy thì ai sẽ là người đứng
thẳng để cho người khác cúi luồn? Những kẻ chuyên đi cúi luồn, xu nịnh người khác
chỉ là những loài côn trùng gây hại. Những bậc hiền thần luôn thẳng thắn, hiên
ngang, một lòng vì non sông, xã tắc thì mới là trụ cột cho một quốc gia. Hạng
người mềm dẻo, cúi luồn chẳng qua chỉ là hạng người ăn bám quanh những người
thẳng thắn, cương trực. Tuy vậy, nếu để hạng ăn bám này quá nhiều. Thì những
người thẳng thắn, cương trực cũng khó sống lâu. Vì thế, ta một mặt phải loại bỏ
chúng như một loài cỏ dại gây hại. Một mặt thì cần đề phòng chúng. Và một điều
quan trọng là ta làm việc gì cũng cần đàng hoàng, chân chính. Có làm như vậy
thì không ai có cớ gì hại ta. Trái lại, ta càng được tôn vinh và đề cao.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment