2016-04-30

Ước mơ trường sinh bất tử

     Khi cuộc sống vật chất và tinh thần càng đầy đủ, thì con người luôn có một ước mơ đó là sự trường sinh bất tử. Từ hàng triệu năm nay con người đều có ước mơ như thế. Nhiều người đã bỏ lên sống trên những ngọn núi cao, nơi họ sống hòa vào thiên nhiên, và không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và những người họ không muốn gặp để tu luyện thành tiên, thành phật. Bởi vì con người chúng ta vẫn nghĩ tiên và phật là những người bất tử. Nhiều ông vua nổi tiếng của Trung Quốc đã từng vứt bỏ hết quyền lực của mình để dành tâm huyết cho việc luyện tiên đan. Họ cho người đi vòng quanh thế giới để tìm thuốc trường sinh. Họ đưa ra những yêu cầu hà khắc buộc các thầy thuốc phải tìm ra loại thuốc trường sinh cho họ. Người Ai Cập cổ đại đã tin vào việc ướp xác có thể giúp con người tái sinh trong tương lai. Nhưng cuối cùng thì sao?
Dù là một vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử đất nước Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng, hay các Pha-ra-ong đầy quyền lực của đất nước Ai Cập cổ đại, thì cuối cùng cũng đều phải chết. Dù những kỹ thuật luyện kim trong thời Tuần Thủy Hoàng, hay những Kim Tự Tháp ở Ai Cập vẫn còn chứa đầy sự ngạc nhiên và huyền bí với con người trong thời hiện đại. Nhưng họ đều đã phải chết! Gần đây, có một nhân vật Bá Tước ở Châu Âu được xem là người sống xuyên thế kỷ. Nhiều người cho rằng ông ấy đã sống từ thế kỷ 16 đến bây giờ. Và có tờ báo nói rằng dư luận nói nhân vật bá tước sống xuyên thế kỷ đó chính là tổng thống Nga, ông Putin. Thực tế thì đó chỉ là một câu chuyện không có thật. Tổng thống Nga Putin đã sinh ra và lớn lên tại nước Nga. Ông ấy có vợ và hai cô con gái xinh đẹp, và tài năng. Trong truyền thuyết của nước Trung Quốc cũng từng nhắc đến một nhân vật có tên là Bành Tổ đã sống được 700 năm. Nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu về loài ếch thì kết luận con người có thể sống đến 250 năm Nhưng thực tế, theo ghi nhận của lịch sử, thì chưa có một con người nào sống được 250 tuổi cả. Dù là người sống trong thế giới thượng lưu giàu có và có nhiều quyền lực, hay người sống trong thế giới của những người nghèo khổ, thì con người cũng đều chết trong khoảng 100 năm. Một cuộc sống quá thừa về vật chất và tinh thần, hay một cuộc sống quá thiếu về vật chất và tinh thần đều làm cho con người bị suy yếu đi. Dù nền y học hiện đại đã có những bước tiến rất dài trong việc khám chữa bệnh cho con người, nhưng con người dù sao cũng vẫn phải chết, dù họ thuộc tầng lớp quý tộc hay bình dân. Cho nên chúng ta sống được ngày nào, thì hãy sống cho thật vui vẻ và hạnh phúc. Hãy sống cho bình yên và thanh thản. Những cuộc đua tranh trong xã hội, dù chúng ta là người chiến thắng, hay là người thất bại. Thì cũng đều trở nên vô nghĩa khi sức khỏe của chúng ta không còn, và chúng ta đã chết. Chúng ta gần như ai cũng khao khát tiền bạc. Lòng ham muốn về tiền bạc của con người gần như là vô tận. Một người nghèo khổ ban đầu chỉ ước có đủ đồ ăn để ăn. Nhưng khi đã được ăn no rồi, họ sẽ ước có nhiều quần áo đẹp, có biệt thự sang trọng, có xe hơi đắt tiền, có máy bay riêng, có hòn đảo riêng, ... Vì thế gần như tất cả con người vẫn cố gắng kiếm tiền từ khi còn là một đứa trẻ, cho đến khi họ đã già. Có bao giờ bạn tự hỏi, số tiền dư thừa trong suốt cuộc đời lao động vất vả của bạn, sẽ đi đâu khi bạn qua đời? Cả cuộc đời chỉ biết đua tranh việc kiếm tiền, rồi cuối cùng sau khi chết, họ cũng thể đem theo! Có thể vì thế mà rất nhiều những tỷ phú giàu có của thế giới đã để lại phần lớn tài sản của mình cho các quỹ từ thiện. Họ cố gắng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho con người! Nếu con người có thể trường sinh, tôi tin chắc rằng họ sẽ tìm mọi cách để trường sinh bất tử. Nhưng việc sinh ra, già não, và chết đi là một quy luật tự nhiên của một con người. Vì thế chúng ta cũng cần chuẩn bị tốt cho những giai đoạn của cuộc đời mình, theo quy luật của tự nhiên!Ước mơ trường sinh bất não của con người có lẽ mãi mãi chỉ là một ước mơ!

                                                                      Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Nhớ con mèo

<< Nghề thợ xây dựng

<< Những đứa trẻ nghèo

<< Việc sở hữu một ngôi nhà


<< Đấu tranh để hạnh phúc



No comments:

Post a Comment