2016-05-27

Kỹ thuật nuôi ốc sên

        Kỹ thuật nuôi ốc sên rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần tạo ra một  môi trường có ánh sáng yếu, độ ẩm cao. Bởi vì ốc sên là loài sợ ánh sáng. Ốc sên cần hơi ẩm, nhưng lại sợ nước và vôi.  thế môi trường nuôi của ốc sên cần khô ráo, và không có vôi. Vôi sẽ ăn chân của ốc sên rồi gây bệnh cho ốc. Chúng ta cũng cần chuẩn bị một lớp đất thịt pha cát để cho ốc sên đẻ trứng! Tường bao quanh của ốc sên có thể là ni nông, hoặc lưới che phủ, để ốc sên không thể trốn thoát. Chúng ta cũng nên bổ sung một số các loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao như củ cà rốt, củ khoai lang cho con ốc sên ăn. Trong môi trường nhân tạo, chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh và độ ẩm cho con ốc sên. Vào mùa Đông, khi nhiệt độ xuống thấp, chúng ta nên thắp đèn để tăng nhiệt độ cho con ốc sên. Bởi vì nhiệt độ dưới 28 độ C, và trên 36 độ C, ốc sên đều rơi vào trạng thái ngủ đông. Con ốc sên thường hoạt động vào ban đêm. Vì thế, trước khi trời tối, chúng ta hãy phun ẩm cho môi trường sống của ốc sên, rồi để thức ăn của chúng vào đó. Sáng hôm sau chúng ta nên dọn sạch chỗ thức ăn thừa của con ốc sên, để đảm bảo vệ sinh cho môi trường sống của con ốc sên! Ốc sên đẻ trứng, ốc sên con sẽ nở ra sau từ 3 đến 7 ngày. Chúng ăn mùn bã hữu cơ trong đất, vì thế chúng ta không cần chăm sóc chúng!


       Ở các nước sử dụng ốc sên nhiều như nước Pháp, người ta nuôi ốc sên với quy mô công nghiệp. Họ nuôi ốc sên trong những trang trại rộng đến cả 1 hecta. Tại đây, ốc sên được nuôi theo mô hình bán hoang dã. Họ để ốc sên trong những chiếc hộp gỗ có diện tích khoảng 1 mét vuông, đặt trong vườn, xen với các loài cây cỏ mà loài sên thích ăn. Chiếc hộp nuôi ốc sên này có nắp đậy là những tấm ván xếp không khít nhau. Việc này đảm bảo cho ốc sên ra ngoài vườn ăn vào ban đên, rồi chui vào hộp ngủ vào ban ngày. Vì là vật liệu bằng gỗ, để hoang dã trong vườn, nên nó có độ ẩm và độ mùn tự nhiên. Bên trong hộp, họ còn để thêm những vách ngăn để ốc sên lấy chỗ bám. Con sên sẽ thoải mái ra ngoài vườn ăn những loại cây tươi non, và sinh sản vào ban đêm. Với cách làm này, người nuôi ốc sên gần như không vất vả gì. Chúng ta cũng có thể để một vài loại củ như khoai lang, cà rốt xung quanh hộp để bổ xung dinh dưỡng cho chúng. Nhưng mô hình trang trại nuôi ốc sên mà tôi cho là kinh tế nhất là mô hình trang trại bán hoang dã. Chúng ta vẫn để ốc sên trong những chiếc hộp gỗ ở vị trị không bị ngập nước và đủ độ ẩm trong một khu vườn sản xuất nông sản. Xung quanh vườn cần có hệ thống bảo vệ để sên không đi mất. Như vậy chúng ta sẽ vừa thu hoạch ốc sên để bán, vừa thu hoạch nông sản để bán. Thức ăn của loài sên rất đơn giản. Nó là loài ăn tạp, và gần như ăn hết tất cả mọi thứ. Từ mùn bã hữu cơ đến các loại cỏ, những mầm cây. Sẽ là rất lãng phí và tốn công sức nếu ta nuôi ốc sên trong môi trường nhân tạo, hoặc để riêng một diện tích nuôi với những cây cỏ! Bởi vì vòng đời khá nâu, từ 5 năm đến 20 năm tùy loài. Nếu chúng ta chăm sóc một con sên đợi đến 2 năm để có thu hoạch thì rất mệt mỏi!

                                                                       Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Ngập lụt ở Hà Nội

<< Bài học từ ông Obama của nước Mỹ

<< Người dân Hà Nội ngập trong nước

<< Tổng thống Obama, con người vĩ đại trong những con người vĩ đại



<< Ốc sên và thịt của con ốc sên

No comments:

Post a Comment