Một
lần đến thăm đất nước Ur aguay,
tôi cảm thấy rất bất ngờ vì còn một nơi trên thế
giới, người dân sống ở mức nghèo khổ như thế. Một ngôi làng thưa thớt dân
cư. Những ngôi nhà nhỏ xíu,
và được làm bằng những người thợ mộc thủ công. Mặc dù đó là một vùng cao nguyên
tương đối bằng phẳng, nhưng tôi thấy chỉ có đồng cỏ trải dài. Người dân ở đây
rất yêu quý những cái cây, họ đang rất khan hiếm gỗ dành cho xây dựng, nhưng họ không có
tiền để mua những cái cây giống, và những cây giống chỉ được bán ở thành phố!
Tại sao họ không tự mình tạo ra những cái cây con từ hạt của cây trưởng thành?
Có lẽ từ thủa sơ khai của loài người, con người đã biết trồng trọt và chăn
nuôi. Còn họ đang có lối tư duy như những người thổ dân lạc hậu! Điều kiện sống
của họ rất thấp cả về vật chất và tinh thần. Vậy họ là ai? Họ chính là con cháu
của những người ở châu Âu di cư sang châu Mỹ trong khoảng thế kỷ 17,
18. Trong quá sình sinh sống ở vùng đất mới này, họ đã có sự lai tạo giữa người
châu Âu và người châu Mỹ bản địa để thích nghi với điều kiện sống mới. Bây giờ
họ vẫn sống trong những ngôi nhà nhỏ cũ kỹ. Họ sử dụng những dụng cụ thô sơ để sinh hoạt.
Trong khi châu Âu hiện nay vẫn được xem là nơi hội tụ tinh hoa của văn hóa nhân
loại. Nơi đó là đỉnh cao văn minh của nhân loại.
Vậy là đã có một thế hệ người di cư sai lầm! Họ ra đi khỏi châu Âu cằn cỗi
để đến với Tân Thế Giới. Họ đã khao khát sự tự do, giàu có, và hạnh phúc. Cuối cùng họ đã có gì?
Ngoài những cuộc đấu tranh một mất, một còn với người bản địa. Họ có hai bàn
tay trắng để chinh phục thiên nhiên. Họ bị chết vì nghèo đói, chiến tranh, và
dịch bệnh rất nhiều. Và họ đã để lại một thế hệ sau nghèo đói, lạc hậu tại đất
nước Uraguay nhỏ bé và xinh đẹp! Nhìn họ, tôi thấy thương cho họ! Chắc họ không
còn mối liên hệ nào với những người họ hàng ở châu Âu của mình. Biết đâu tổ
tiên của họ là những quý tộc giàu có của châu Âu? Nhìn họ, tôi cũng
nghĩ đến những người di cư ở quê tôi. Có người đã di cư đến vùng Tây Nguyên xa
xôi để lập nghiệp. Có người đã di cư lên vùng núi cao phía Bắc để lập nghiệp.
Và nước mắt của những người di cư này đã chảy ở
những vùng đất mới. Họ phsir đổi mồ hôi lấy đồ ăn, nước uống. Họ phải đấu tranh
với bệnh tật, đói nghèo, thiên nhiên hung dữ và xa lạ. Họ cũng gặp khó khăn khi
phải hòa nhập với cộng đồng mới. Họ cũng phải đau khổ vì nỗi nhớ quê hương, nhớ
những người thân, người bạn. Điều kiện sống ở nơi mới thường là rất thấp. Cuộc
sống của họ cứ bị bần cùng hóa. Để rồi khi có dịp trở về quê hương, họ trở nên
xa lạ, nghèo làn, lạc hậu đến mức không thích ứng được. Và họ trở thành người
không thuộc về quê cũ nữa, trong khi họ cũng chưa hoàn toàn
trở thành người ở nơi mới. Đến lúc này, dù họ sống ở quê cũ thì sẽ lại nhớ quê
mới và ngược lại. Nước mắt người di cư đã chảy, và chảy rất nhiều trên thế
giới này. Mỗi người cần suy nghĩ thận trọng khi rời bỏ nơi mình đang sống, và
tìm hiểu thật kỹ nơi mình sẽ đến. Nếu không có lý do đặc biệt, thì xin đừng rời
bỏ quê hương, bản xứ. Bởi vì nơi
đó là một phần tâm hồn của chúng ta. Trong quá trình sinh ra và lớn lên, chúng
ta đã có một hoạt động thích nghi sâu sắc với điều kiện tự nhiên và xã hội ở
nơi đó rồi. Nếu phải đến một nơi khác, chúng ta gần như phải bắt đầu lại hoàn
toàn. Và quá trình thích nghi với điều kiện sống mới sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Cũng có những người di cư thành công. Họ đã thành công và
hạnh phúc ở nơi đất mới. Nhưng cũng có rất nhiều người di cư thất bại. Cuộc
sống của họ ở quê mới thua xa cuộc sống của những người dân ở quê cũ!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment