Ngày mồng 5 tháng
5 là ngày Tết Đoan Ngọ, hay
còn gọi là Tết Đoan Dương truyền thống của Việt Nam .
Dọc suốt đất nước Việt Nam thân
yêu hình chữ S, mỗi vùng miền, mỗi gia đình đều có phong tục đón tết Đoan Ngọ khác nhau. Theo tài liệu cổ, ngày mồng
5 tháng 5 còn gọi là ngày ngũ độc. Vào ngày này các loại con vật độc như rắn,
rết, cóc, thạch sùng, bò cạp bò ra nhiều. Vì thế mà dân gian có tục diệt sâu bọ
vào ngày này. Thực tế thì tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm. Ngày mồng 5
tháng 5 còn gọi là ngày đoan dương vì nó là ngày có khí nóng nhiều nhất trong
năm. Gọi nó là Đoan Ngọ vì người ta thường ăn Tết vào đúng
giữa trưa, trong khoảng từ 11 đến 12 giờ! Không chỉ trong ngày mồng 5 tháng 5
âm lịch mà nhiều loài côn trùng bò ra. Mà trong cả tháng 5 âm lịch thường có
nhiều loại côn trùng hoạt động. Theo sách cổ, ngày này là ngày trời và đất giao
hòa. Trong không gian có nhiều luồng khí thay đổi. Từ Đoan trong từ Đoan Ngọ
còn có nghĩa là sự khởi đầu. Điều này có nghĩa là sự khở đầu cho một vòng quay
mới. Vào ngày này, trái đất sẽ gần mặt trăng nhất. Vì thế, nếu chúng ta làm
việc gì sai trái, hay tốt đẹp cũng được thần thánh nhìn rõ nhất.
Mâm cỗ truyền thống của Tết Đoan Ngọ là mâm cỗ chay gồm bánh tro và các loại
trái cây. Vào ngày này người ta kiêng sát sinh. Mà trong tháng 5 âm lịch theo truyền thống có đến
khoảng 10 ngày kiêng sát sinh! Theo tôi, chúng ta hãy biến tháng 5 thành tháng
ăn chay và làm việc thiện thì rất tốt. Nhưng cùng với thời gian và sự phát
triển của xã hội. Ngày mồng 5 tháng 5 người ta vẫn ăn thức ăn động vật. Những
loài vật hay được dùng để ăn trong dịp. Tết này thường là các loại thịt gia cầm
như thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng. Ở các tỉnh miền Bắc, người ta hay ăn Tết
Đoan Dương bằng thịt vịt. Món tiết canh vịt là một món ăn đặc sản mà nhiều
người thích thú. Người ta ăn thịt vịt vì thịt vịt có tính mát. Ăn nó để làm trung hòa ngày có khí nóng
trong ngày có nhiều nhất trong năm! Ở các tỉnh miền Bắc cũng có phong trào
phòng trừ sâu bọ cho cây trồng, vật nuôi trong ngày này. Còn ở các tỉnh miền Trung, ngày
này được biến thành ngày của con gái báo hiếu cha mẹ. Vào ngày này, ở Nghệ An,
con rể thường mang một con ngỗng thật to đến nhà bố mẹ vợ. Khi đi đến cổng nhà
bố mẹ vợ, anh ta phải làm sao cho con ngỗng kêu thật to. Con ngỗng kêu càng to,
là thể hiện anh ta càng có hiếu! Gia đình bố mẹ vợ nghe thấy tiếng ngỗng kêu thì
mở cửa cho anh ta vào. Vì thế mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đặc trưng ở đây là con món ăn
chế biến từ thịt ngỗng! Còn ở Hà Tĩnh thì có khác một chút. Vào ngày này, con
rể thường đem bún và lòng heo đến nhà bố mẹ vợ. Ý việc này là biếu bố mẹ vợ một
tấm lòng trong trắng! Nhiều gia đình còn mua những loại quả như đu đủ, dừa, dưa
hấu ... để giết sâu bọ. Họ tin rằng ăn hoa quả là món ăn đầu tiên trong ngày
Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là những loại hoa quả này sẽ đem lại sức khỏe và sự may
mắn cho họ trong cả một năm tiếp theo. Dù tổ chức ngày Tết Đoan Ngọ theo cách
nào, thì nó cũng rất vui và đem lại nhiều ý nghĩa cho mọi người. Trên thế giới
hiện nay có Việt Nam, Hàn Quốc, và Trung Quốc ăn Tết Đoan Ngọ. Nước Hàn Quốc còn đề nghị tổ chức Uneco công nhận
Tết Đoan Ngọ là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại của nước Hàn Quốc. Đề nghị
này đã bị nước Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Cho đến nay, ngày
Tết Đoan Ngọ không phải là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại của quốc gia
nào cả. Nhưng nó là một ngày lễ có nhiều ý nghĩa trong năm! Tôi yêu Têt Đoan
Ngọ. Vì ngày Tết này gắn bó với những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc trong tuổi thơ của tôi bên gia đình!
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment