Thủa xưa, con người trồng lúa không vất vả như bây giờ. Hạt lúa ngày ấy to bằng cái bát ăn cơm bây
giờ. Khi lúa chín ngoài đồng, nó sẽ tự mọc chân đi về nhà người trồng lúa.
Người trồng lúa chỉ cần làm mỗi một việc là mở cửa kho
lúa, cho lúa vào đấy. Chúng tự xếp trồng lên nhau đầy ắp các kho. Người
trồng lúa chỉ việc sẵn lấy hạt lúa, rồi chế biến thành các món ăn. Vì thế lúa
thời ấy người ta gọi là thần lúa. Còn người trồng lúa
thì được gọi là thần nông. Cuộc sống của các
vị thần nông này rất sung sướng, no đủ!
Rồi một ngày những vị thần nông sau khi gieo trồng thần lúa lên những cánh
đồng, họ tổ chức hội làng tưng bừng, kéo dài cả mấy tháng trời. Thanh niên, nam
nữ thao hồ nhảy múa, ca hát, yêu nhau, rồi cùng nhau kết hôn ngay trong ngày
hội, giữa sự chứng kiến của toàn dân làng. Họ cùng nhau uống rượu, ăn thịt hết
ngày này sang ngày khác. Họ say sưa với hội hè, và cả với những đám cưới, mà
quên rằng ngày thần lúa đã chín, để mở cửa kho chứa lúa.
Khi những thần lúa ngoài đồng về đến kho không thể vào được, vì không có người
mở cửa. Chúng xếp đầy ngoài cửa kho. Rồi trời đổ mưa, thế là thần lúa mọc thành
mầm hết. Sau đó gặp ánh nắng mạnh của mùa Hè, những mầm cây của thần lúa đều
khô héo, và thối rữa hết. Từ trên trời cao, Chúa Trời nhìn thấy tất cả, ngài
giận quá. Bởi vì con người đã không biết trân trọng thần lúa, đó là sản phẩm
của trời và đất! Vì thế chúa trời đã hóa phép để thần lúa bé lại thành hạt lúa.
Những người trồng lúa sẽ trở thành nông dân. Vào mùa lúa chín, người nông dân
phải ra đồng thu hoạch, rồi vất vả loại bỏ lớp vỏ của hạt lúa, thì mới có những
hạt gạo nhỏ xíu để ăn!
Trong cuộc sống này, nếu chúng ta không biết trân
trọng thứ gì, thì sẽ không bao giờ có được thứ đó. Dù chúng ta đang sở hữu
chúng, nhưng không biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn. Thì chúng ta sẽ mất chúng
mãi mãi. Đừng bao giờ bỏ qua những giá trị nhỏ, chỉ cần có cơ hội, hãy lấy nó.
Bởi vì đó sẽ là nền tảng quan trọng để chúng ta có nhiều thứ khác tốt hơn. Cuộc
sống giống như một chuỗi phản ứng hóa học không ngừng. Từ những gì đang có, sẽ
là cơ sở sinh ra những thứ mới. Và cứ thế, chuỗi phản ứng đó sẽ kéo dài ra vô tận. Khi chúng
ta từ chối một thứ gì đó, thì cũng có nghĩa là chúng ta sẽ mất đi thứ đó mãi
mãi. Hãy học cách lắng nghe, suy nghĩ, nhìn nhận, hành động chính xác để có
được tất cả những gì mình đang có trong cuộc đời! Cơ hội nhiều khi gõ cửa cuộc
đời rất khẽ. Nếu chúng ta không biết nắm bắt, có thể nó sẽ mất đi mãi mãi. Và
chúng ta sẽ phải sống cả cuộc đời trong tiếc nuối!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment