Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang
là một huyện thuộc vùng cao nhưng có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã
hội. Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp huyện Quảng Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam của nước Trung Quốc và huyện Hoàng Sư Phì. Phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông là
thành phố Hà Giang và huyện Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Thời xưa, huyện Vị Xuyên có tên là châu Bình
Nguyên, đến thời nhà Mạc (thế kỷ 16) đổi
thành huyện Vị Xuyên. Năm Minh Mạng thứ 14 (1831) nhà Nguyễn đã tách huyện Vị
Xuyên thành 2 huyện: vùng hữu ngạn sông
Lô đặt tên là huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì) .
Vùng tả ngạn sông Lô đặt là huyện Vị Xuyên (nay là huyện Bắc Quang). Năm 1831, châu Vị Xuyên tách thành huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An) và huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì). Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Huyện Vị Xuyên trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991, trở lại là huyện của tỉnh Hà Giang. Năm 2006 nhà nước ta đã đưa 3 xã Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh của thị xã Hà Giang sáp nhập về huyện Vị Xuyên và 2 xã Phương Độ, Phương Thiện được sáp nhập về thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang). Huyện có diện tích 1487,5 km² và dân số 82.000 người ( theo thống kê năm 2004). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…
Vùng tả ngạn sông Lô đặt là huyện Vị Xuyên (nay là huyện Bắc Quang). Năm 1831, châu Vị Xuyên tách thành huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An) và huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì). Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Huyện Vị Xuyên trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991, trở lại là huyện của tỉnh Hà Giang. Năm 2006 nhà nước ta đã đưa 3 xã Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh của thị xã Hà Giang sáp nhập về huyện Vị Xuyên và 2 xã Phương Độ, Phương Thiện được sáp nhập về thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang). Huyện có diện tích 1487,5 km² và dân số 82.000 người ( theo thống kê năm 2004). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…
Huyện gồm hai thị trấn là trung
tâm kinh tế chính trị của huyện là huyện
lỵ: Thị trấn Vị Xuyên và thị trấn Nông Trường Việt Lâm, nằm trên quốc lộ 2 và
cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km về hướng nam. Và 22 các xã trực thuộc là: Bạch Ngọc, Ngọc
Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần,
Thượng Sơn, Cao Bồ, Kinh Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải,
Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá.
Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho
trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực
khoảng 40.000 tấn (năm 2005), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó,
nhờ có của khẩu quốc gia Thanh Thủy nên cũng thuận tiện cho việc buôn bán, giao thương. Và đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được
xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, qui hoạch khu công nghiệp
"Làng Vàng" trên địa phận Thôn Vàng xã Đạo Đức. khai thác mỏ chì, kẽm
tại Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang cũng vừa
quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm Ngần thuôc xã
Thượng Sơn.
Vị Xuyên có gần
30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông
thương và giao lưu hàng hoá với cá vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô
về đến trung tâm 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện
chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%. Đây là một tiền đề quan
trọng để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
Vị Xuyên có nhiều di tích
lịch sử, danh thắng thu hút du khách như
chùa Sùng Khánh, Suối khoáng Thượng Sơn, đền Cầu má, Nậm Dầu, cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy, hang
Tùng Bá, hang Bản Mào, núi Tây
Côn Lĩnh rất nổi tiếng (dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn huyện có đến 40 loài
thú, 130 loài chim), hồ Noong, rừng nguyên sinh Minh Tân, suối nước nóng Quảng
Ngần, khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Thanh Hà, làng văn hóa dân tộc Dao
thôn Lùng Tào -
Ngoài những thắng cảnh,
Vị Xuyên còn hấp dẫn du khách bởi những lễ hội như: lễ hội Lồng Tồng (xuống
đồng) của dân tộc Tày, Nùng, lễ hội Gioóng boọc (xuống đồng) của dân tộc Giáy,
hội Sải sán hay Gàu tào (đi chơi núi) của người H’Mông, Tết nhảy (Giàng chảo
đao) của người Dao và những trò chơi dân gian như: ném còn, đu quay, ném yến,
đánh quay, bắn nỏ, phi ngựa, leo núi… và các hình thức hát sướng, hát giao
quyên của các đôi trai gái dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Nùng... những làn điệu dân
ca trữ tình của dân tộc Tày, Nùng như: then, cọi, sli, lượn hoặc hát Giầu plềnh
của người H’Mông …với các nhạc cụ như: đàn tính, kèn lá, đàn môi, sáo trúc, các
bộ trống, xoèng, chọe...
Du khách đến Vị Xuyên
có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản như: thảo quả muối, xôi ngũ sắc,
rượu thóc Tùng Bá, thịt hun khói, mèn mén, cơm lam …
Phạm Thị Hợi tổng hợp
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment