2014-11-05

Thân Phận Người Phụ Nữ

Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ bị đè nén xuống tận cùng trong xã hội. Ở gia đình mình, họ phải làm nụng tất cả mọi việc trong nhà. Điều đó được xem là bổn phận của người phụ nữ. Họ bị ông, cha, anh trai, em trai lãnh đạo. Dù là con đầu lòng, em trai sinh sau, nhưng địa vị của người phụ nữ vẫn là ở vai dưới. Người em trai sẽ được tham gia quyết định mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà, được quyền thừa kế toàn bộ gia sản, ruộng vườn. Người con gái không được gì cả, họ gần như không được cả quyền yêu. Cha mẹ nhắm gửi, hứa hẹn với ai, thì gả bán con gái mình vào đó. Có gia đình leo người, dù con trai còn rất nhỏ nhưng đã cưới con dâu về nhà. Thế lên mới có câu ca dao:

          Ở các làng quê thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Trong các độ tuổi từ khoảng bẩy mươi trở về trước. Chuyện vợ hơn chồng hàng chục tuổi được xem là việc hết sức bình thường. Nếu như ở thành phố, họ lấy con dâu về để có người hầu hạ. Thì ở nông thôn, họ lấy con dâu về để có người làm. Thông thường người con dâu bị bóc lột sức lao động thận tệ tại gia đình chồng. Cả đời chẳng bao giờ có một miếng ngon đến miệng. Có cái gì ngon họ phải nhường ông bà chồng, bố mẹ chồng, chồng, em chồng, các con… Việc nặng, việc nhẹ thì đều đến tay. Họ phải thức khuya, dậy sớm để làm nụng cho được nhiều việc. Họ còng lưng làm việc đến lỗi khi tuổi đã xế chiều, gần như tất cả các cụ bà ở các vùng nông thôn đồng bằng bắc bộ khi xưa, đều bị còng lưng, đi phải chống gậy!
                 Họ làm việc cật lực cho gia đình nhà chồng nhiều đến vậy. Nhưng họ không hề được gia đình nhà chồng đối xử tốt. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu là mâu thuẫn đời đời kiếp kiếp. Bà mẹ chồng cậy thế bề trên mặc sức đối xử bất công với cô con dâu. Mà lạ thay, cả xã hội đều mặc nhiên thừa nhận điều đó. Họ hành hạ cô con dâu đủ kiểu. Với tâm lý “ mất tiền mua mâm, bà đâm cho thủng”, người con dâu đã rơi không biết bao giọt nước mắt xót xa, buồn tủi trong suốt quãng thời gian làm dâu. Sự buồn giận chất chứa đầy trong lòng, không biết xả ra đâu. Và đến khi có con dâu, cũng chính nàng dâu khoảng hai mươi năm về trước, giờ đã thành mẹ chồng. Bà xả mọi uất ức trong quãng đời làm dâu của mình vào cô con dâu. Cái vòng luẩn quẩn của câu chuyện mẹ chồng nàng dâu cứ thế mãi không thôi. Cô em chồng thì ỉ thế gia đình mình, mặc sức tước đoạt những thứ mà cô ta thích của chị dâu. Đối xử với chị dâu như nô lệ. Các cụ xưa chẳng từng nói “ giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” là như thế. Ấy thế mà khi bố mẹ, ông bà chồng bệnh tật. Người con dâu phải một tay lo thuốc thang, chăm sóc, hầu hạ mọi nhẽ, thì mới đúng đạo lễ dâu con.
                Những người con do người con dâu sinh ra. Lớn lên trong cảnh mẹ bị chà đạp, chúng có thể rất thương mẹ. Nhưng thông thường sẽ không sợ mẹ, tệ hơn còn không tôn trọng mẹ. Thế là người phụ nữ đành than rằng: Sinh ra là phận đàn bà là đã có số khổ!
                Nguyên nhân chính dẫn đến cái “ số khổ” của người phụ nữ trong xã hội xưa là do, những người được coi là “ bề trên” mặc sức đè nén người dưới. Đôi khi họ đè nén, hành hạ người dưới một cách phi lý. Khi có ai lên tiếng bênh vực cho người dưới. Thì họ vênh vang, chống tay vào hông mà dõng dạc nói: Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói!
                 Trong một xã hội như thế, nhìn qua thì thấy rất có nề nếp kỷ cương. Những cương thường đạo lý của cha ông từ ngàn đời đều được giữ vững. Người trên ra người trên, kẻ dưới ra người dưới. Nhưng thực chất không có ai là có cuộc sống tự do và hạnh phúc cả. Con người bị tước đoạt rất nhiều quyền lợi, trong đó có quyền được yêu!
                  Đáng buồn hơn, đến tận ngày hôm nay. Giữa thế kỷ 21 đầy văn minh hiện đại. Đâu đó trong những làng quê ở các vùng nông thôn, vùng núi, vẫn còn có những cảnh sống tương tự. Còn bao hủ tục lạc hậu khiến trai gái thật lòng yêu nhau không được sống bên nhau. Muốn thoát khỏi điều đó. Mỗi người hãy sống mạnh mẽ hơn. Đạo lý cương thường là đúng, lên theo. Nhưng với điều kiện chúng không làm hại đến những quyền lợi, hạnh phúc mà tạo hóa đã ban cho con người. Một người bị những quy tắc quá bó buộc, những đạo lý làm cho biến thái mà vẫn cung cung tận tụy làm theo. Thì người đó chỉ là nô lệ của những điều đó. Mỗi người, dù là người trên hay kẻ dưới, cũng cần biết giữ cho bản thân mình. Sống cho mẫu mực, để mình có hạnh phúc và không làm tổn hại đến hạnh phúc của người khác.

                                                       Tác giả: Phạm Thị Hợi
                                                                             (Ảnh internet)


Xem thêm các bài viết
>> Khi Bị Hỏng Máy Vi Tính
>> Cây Lá Vối
>> Tình Huống Làm Nảy Sinh Tình Yêu Đẹp
>>Khúc Giao Mùa
>> Những Điều Cần Biết Khi Chọn Bạn
>> Vụ Nổ Hóa Chất PCCC

No comments:

Post a Comment