Xã hội
ngày nay rất hiện đại, văn minh. Càng ngày con người càng có xu hướng giao lưu
nhiều hơn. Đi học và làm xa nhiều hơn. Xu hướng thế giới đại đồng đang in sâu
vào nếp sống của các bạn trẻ. Các bạn có thể từ rừng núi xa xôi đến thủ đô học
tập lao động. Từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, sang châu Âu, châu Úc, châu Mỹ học
tập và làm việc. Đi cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền là tình
yêu nảy sinh giữa các bạn trẻ từ các vùng quê khác xa nhau. Tình yêu của họ
thật đẹp, đầy đam mê và hấp dẫn, với những sự khám phá mới lạ về nhau.
Nhưng về lâu về dài, những cặp vợ chồng có nền văn hóa khác xa nhau cũng ít hạnh phúc. Vì sự hiểu biết không thể khỏa lấp hết lề nếp sống, lối suy nghĩ, cách hành xử … Dù có cố học và tìm hiểu hay được dạy cũng không thể khỏa lấp hết được. Hơn nữa, nếu như chuyện yêu đương là chuyện của hai bạn trẻ, thì chuyện kết hôn là việc của hai gia đình. Sau khi kết hôn sẽ có con chung, cháu chung. Nếu hai gia đình không có sự tương đương về văn hóa, học thức, tầng lớp trong xã hội … sẽ rất rễ phát sinh mâu thuẫn. Đấy cũng là một trong các lý do khiến trong xã hội phong kiến, môn đăng hộ đối được coi là một tiêu trí hàng đầu khi lựa chọn kết hôn.
Nhưng về lâu về dài, những cặp vợ chồng có nền văn hóa khác xa nhau cũng ít hạnh phúc. Vì sự hiểu biết không thể khỏa lấp hết lề nếp sống, lối suy nghĩ, cách hành xử … Dù có cố học và tìm hiểu hay được dạy cũng không thể khỏa lấp hết được. Hơn nữa, nếu như chuyện yêu đương là chuyện của hai bạn trẻ, thì chuyện kết hôn là việc của hai gia đình. Sau khi kết hôn sẽ có con chung, cháu chung. Nếu hai gia đình không có sự tương đương về văn hóa, học thức, tầng lớp trong xã hội … sẽ rất rễ phát sinh mâu thuẫn. Đấy cũng là một trong các lý do khiến trong xã hội phong kiến, môn đăng hộ đối được coi là một tiêu trí hàng đầu khi lựa chọn kết hôn.
Tiêu
chí kết hôn với người cùng làng, cùng thành phố … cũng rất quan trọng. Nói về
tiêu chí này, các cụ ta xưa kia có dạy:
Lấy người
sang thiên hạ không bằng lấy … con chó giữa làng!
Hoặc câu: Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy là cỏ cụt nhưng mà nó thơm!
Hoặc câu ca dao khuyên bảo đầy chân thành, nhưng cũng không
kém phần ý nhị, thiết tha:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn
hơn!
Kết
hôn với những người cùng làng, cùng khu vực sống là kết hôn với những người có
cùng một nền tảng văn hóa khu vực chung. Đất có lề, quê có thói. Phép vua thua lệ
làng. Có rất nhiều nếp nghĩ, thói quen sống tưởng như khá vô lý với
những người ở vùng miền khác. Nhưng lại là rất bình thường với những người cùng
một vùng quê. Điều đó tạo lên nét riêng biệt làm lên văn hóa và tính cách vùng
miền. Có rất nhiều thứ khác biệt không thể nói hết thành lời. Một mặt, việc kết hôn giữa những người cùng vùng, thì cả hai người có sự hiểu biết sâu sắc về
nhau từ ban đầu. Rất thuận lợi cho cuộc sống chung sau này.
Hơn
nữa việc kết hôn giữa các người cùng vùng miền thì sẽ đa phần ở quê. Xung quanh
vẫn là gia đình, họ hàng, bà con thân thuộc. Khi sinh con sẽ rất thuận lợi để
hai bên gia đình chăm sóc giúp đỡ.
Tóm
lại, nếu không có một sự đột biến. Thì tốt nhất những người có cuộc sống tương
đồng lên kết hôn với nhau. Đó là nền tảng, là cơ sở cho một cuộc sống hạnh phúc
sau này.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment