CHUYỆN TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Chương X: Tài năng xuất chúng của anh lính đảo
Nhiều
bệnh nhân nặng được đưa vào đất liền cứu chữa bằng máy bay nhưng vẫn bị chết.
Bệnh nhân nghèo, hay nặng hơn không đưa đi được nằm chờ chết trên đảo lại được
anh cứu sống bằng những thiết bị y tế đơn sơ. Anh trở thành vị anh hùng cứu
tinh trên đảo.
Giữa
bạt ngàn mênh mông sóng nước mà đồng đội của anh lại chịu cảnh thiếu thốn nước ngọt trong sinh hoạt. Thế là
anh quyết tâm thực hiện ý tưởng biến nước mặn thành nước ngọt của mình. Ý tưởng
có vẻ điên dồ vì làm ra số lượng nước
ngọt đủ dùng thoải mái cho cả một đơn vị bộ đội là điều không hề đơn giản. Làm
được điều đó các cấp chỉ huy đã làm từ lâu. Mọi người cho là anh viễn tưởng
viển vông theo kiểu thư sinh quen với việc đèn sách. Họ trêu chọc, cời cợt và không ủng hộ anh. Nhưng anh không hề nhụt
chí sờn lòng.
Với sự hiểu biết về hóa học cùng những kinh nghiệm anh từng thiết kế hệ thống lọc nước nhỏ và đơn giản trước đây. Anh mày mò ngày đêm nghiên cứu. Dành hết tâm sức trong giờ rảnh dỗi của mình để thiết kế ra hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Đảm bảo an toàn, hiệu quả, dễ vận hành và sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn trên đảo. Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, công trình lọc nước của anh đến giai đoạn chạy thử. Nhưng vấn đề lớn lại đặt ra, nó hơi quá to. Hệ thống lọc của nó có thể là nơi ẩn lấp cho bọn biệt kích. Vì ở nơi hải đảo xa xôi của tổ quốc này. Các anh luôn phải chiến đấu với bọn biệt kích và gián điệp hàng ngày. Chúng có thể ẩn lấp bất cứ đâu! Theo dõi tình hình và diễn biến của quân ta rồi báo về cho địch. Giữa dịp ấy trời đổ mưa to, đảo có bao nhiêu là nước ngọt. Anh thì vẫn cặm cụi ngày đêm sửa sửa, chữa chữa quy trình lọc nước sao cho hoàn hảo và gọn nhẹ hơn. Nhưng giữa biển khơi chỉ có cát và đá là nhiều. Nếu không cho chúng đủ lượng thì không thể đảm bảo việc lọc nước mặn thành nước ngọt. Nhưng nếu để phần bể lọc này quá to có thể là nơi chú ẩn an toàn cho bọn biệt kích. Và như thế cả anh và đồng đội sẽ rơi vào nguy hiểm. Tấc đất biên cương thiêng liêng của tổ quốc sẽ bị xâm phạm. Điều này làm anh suy nghĩ trăn trở nhiều đêm. Cuối cùng anh cố dùng sức lực trai trẻ của mình để ép chặt thành khối cát lọc nước lại. Giảm đáng kể thể tích của chúng.
Với sự hiểu biết về hóa học cùng những kinh nghiệm anh từng thiết kế hệ thống lọc nước nhỏ và đơn giản trước đây. Anh mày mò ngày đêm nghiên cứu. Dành hết tâm sức trong giờ rảnh dỗi của mình để thiết kế ra hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Đảm bảo an toàn, hiệu quả, dễ vận hành và sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn trên đảo. Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, công trình lọc nước của anh đến giai đoạn chạy thử. Nhưng vấn đề lớn lại đặt ra, nó hơi quá to. Hệ thống lọc của nó có thể là nơi ẩn lấp cho bọn biệt kích. Vì ở nơi hải đảo xa xôi của tổ quốc này. Các anh luôn phải chiến đấu với bọn biệt kích và gián điệp hàng ngày. Chúng có thể ẩn lấp bất cứ đâu! Theo dõi tình hình và diễn biến của quân ta rồi báo về cho địch. Giữa dịp ấy trời đổ mưa to, đảo có bao nhiêu là nước ngọt. Anh thì vẫn cặm cụi ngày đêm sửa sửa, chữa chữa quy trình lọc nước sao cho hoàn hảo và gọn nhẹ hơn. Nhưng giữa biển khơi chỉ có cát và đá là nhiều. Nếu không cho chúng đủ lượng thì không thể đảm bảo việc lọc nước mặn thành nước ngọt. Nhưng nếu để phần bể lọc này quá to có thể là nơi chú ẩn an toàn cho bọn biệt kích. Và như thế cả anh và đồng đội sẽ rơi vào nguy hiểm. Tấc đất biên cương thiêng liêng của tổ quốc sẽ bị xâm phạm. Điều này làm anh suy nghĩ trăn trở nhiều đêm. Cuối cùng anh cố dùng sức lực trai trẻ của mình để ép chặt thành khối cát lọc nước lại. Giảm đáng kể thể tích của chúng.
Niềm
vui của anh vì sắp được chính thức chạy thử hệ thống lọc nước này chưa kịp đến
thì nỗi buồn lại đến với anh.. Sau nhiều lần cấp trên đề nghị anh vào đất liền
công tác tại một viện quân y gần nhà nhưng không được. Chỉ huy trưởng của anh
khuyên bảo anh mãi không được. Không muốn tài năng và tuổi trẻ của anh bị trôn
vùi nơi đảo xa. Muốn anh có được công danh tiền bạc và cuộc sống ấm no hạnh
phúc bên gia đình nơi đất liền. Ông đã
ra lệnh nếu anh không trở về đất liền công tác sẽ đưa anh ra tòa án binh vì
chống lệnh cấp trên. Lý do đơn giản là chỉ tại ở đó anh mới có nhiều điều kiện
để cứu chữa nhiều hơn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước. Chỉ có ở đấy tài năng
của anh mới được thăng hoa cất cánh. Con đường hoạn lộ của anh mới được thênh
thang.
Còn
với anh, về đất liền là anh phải đối mặt những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và
yêu quý anh nhưng biến anh thành kẻ bội tình, bất nghĩa. Vào đó anh phải đối
mặt với người phụ nữ luôn nhắc lại điệp khúc yêu anh nhưng không từ một thủ
đoạn xấu xa nào để hủy diệt tâm hồn anh và người anh yêu. Vào đất liền là anh
phải đối mặt với một thằng đàn ông bất lực, nhu nhược và ngu ngốc trong anh vì
đã không bảo vệ nổi người phụ nữ mà anh yêu!... Ở đó anh không có nhà, không có
người thân. Anh không muốn…
Nơi
đảo xa thiêng liêng của tổ quốc này anh thấy cuộc sống của mình còn có ý nghĩa.
Anh còn có thể cứu chữa bệnh nhân, liều mình làm công tác dân vận ở những nơi
hiểm nguy. Nơi anh sống trọn vẹn cho tấm lòng trung quân ái quốc của mình. Từ
khi bước chân lên đảo, anh luôn coi đảo là nhà, nhân dân trên đảo là bạn bè,
đồng đội là anh em, chỉ huy là bố mẹ. Vậy mà chính ông, vị chỉ huy mà anh tôn
kính coi như cha mình lại ra lệnh sẽ đưa anh ra tòa án binh nếu anh còn trái
lệnh không chịu vào đất liền nhận công tác. Anh đau đớn và xót xa vô cùng. Rời
khỏi nơi này với anh là rời khỏi sự sống. Là anh mất đi anh em, đồng chí bạn
bè. Quân lệnh như sơn. Chưa đến ngày chạy thử hệ thống lọc nước. Anh bị buộc
phải vào đất liền. Anh bàn giao công
việc cho người đồng chí thân cận. Và bước chân ra đi. Lòng anh lại tràn ngập lỗi
giận. Anh đã tưởng rằng ông rất hiểu và
thông cảm cho anh. Anh yêu kính và coi ông như cha ruột của mình. Thế mà ông
chẳng hiểu gì anh cả. Ông cũng làm anh đau. Ông lại làm anh bị tổn thương sâu
sắc khi gắn kết anh với người đàn bà mà anh không hề yêu thương!
Còn nữa .....
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>> Chương III: Anh Hà và chị Hương
>> Chương IV: Chuyện sau lũy tre làng
>> Chương V: Kẻ thứ ba xấu xa
No comments:
Post a Comment