2015-04-04

Chữ Tâm ( phần cuối)

     Thế rồi một điều may mắn, nhưng cũng hết sức bất ngờ đã đến với tôi đó là vào tháng 12/1997, tôi được cấp trên bổ nhiệm làm giám đốc nhà máy mà tôi đang công tác. Quả thực khi nhận nhiệm vụ tôi thấy rất vui vì cấp trên đã tin tưởng và trao trọng trach cho một cán bộ trẻ như tôi, song tôi cũng hết sức lo lắng vì trách nhiệm quá nặng nề.
Làm sao để vực lại nhà máy, làm sao để trả lại cho nhà máy và những người công nhân niềm tự hào của chính họ và của đơn vị, một đơn vị rất giàu truyền thống của ngành quân giới Việt Nam. Tôi hiểu rằng con đường phía trước là vô cùng khó khăn và vất vả, song đây cũng là lúc để mình thể hiện trách nhiệm của mình, cũng là lúc để mình thể hiện ước mơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường - dù rằng ước mơ đó không phải là một kỹ sư nông nghiệp.
     Được sự tạo điều kiện giúp đỡ của cấp trên, sự đồng tâm hiệp lực của lãnh đạo chỉ huy đơn vị, kết hợp với lòng tâm huyết nghề nghiệp, sự khao khát làm việc của hàng trăm cán bộ, công nhân viên nhà máy của chúng tôi đã từng bước vượt qua những khó khăn thử thách. Nhiều khách hàng truyền thống đã qua những khó khăn thuer thách. Nhiều khách hàng truyền thống đã quay trở lại đặt hàng sản xuất với số lượng lớn, uy tín về thương hiệu, chất lượng và sản phẩm ngày càng được khẳng định trên thị trường. Đặc biệt là chúng tôi đã vươn ra được thị trường Đức, Nhật Bản và một số đối tác nước ngoài khác. Nhờ vậy mà nhà máy của chúng tôi ngày càng ổn định và phát triển vững chắc. Trong thời gian 5 năm (1997 - 2002) doanh thu của nhà máy tăng gấp 10 lần, quân số của nhà máy tăng gấp 2 lần, việc làm, thu nhập của người lao động được cải thiện. Điều quan trọng và rất có ý nghĩa với tôi không phải là chỉ tiêu, không phải là những con số, mà là hình ảnh rạng rỡ trên khuôn mặt của các thế hệ cán bộ, công nhân viên sống tại nhà máy. Tôi đã thực hiện được ước nguyện của mình: trả lại quyền lợi chính đáng và  niềm tự hào  cho những  người  công nhân, những  người luôn sát cánh cùng chúng tôi xây dựng nên một tập thể đoàn kết, thống nhất và ngày càng vững mạnh.
          Do  yêu cầu của trên, tôi được điều động về Tổng cục công tác đầu năm 2003. Buổi chia tay đơn vị tôi đã nhắc lại hình ảnh mà tôi đã gặp ngày nào về bác công nhân bậc 7, Tôi nói chính điều đó đã thôi thúc tôi, nhắc nhở tôi phải  có trách nhiệm với nhà máy với những người công nhân thân yêu của mình và nhờ  tất cả mọi người tôi đã làm được điều đó.
        Khi tôi nói lời chia tay với đơn vị, tôi thấy nhiều cán bộ công nhân viên lấy khăn tay lau nước mắt và tôi cũng không cầm lòng được. Đối với tôi đây là phần thưởng cao quý nhất  mà các đồng đội dành cho mình. Đồng chí Bí thư Đảng ủy đã thay mặt toàn thể cán bộ, công nhân viên tặng tôi một món quà kỳ niệm do chính bàn tay của những người thợ làm ra  - đó là một chữ " Tâm". Tôi vô cùng xúc động về món quà, về những tình cảm tốt đẹp mà các thế hệ cán bộ, công nhân viên Nhà máy Z117 đã dành cho tôi. Tôi vô cùng xúc động về món quà, về những tình cảm tốt đẹp mà các thế hệ cán bộ, công nhân viên Nhà máy Z117 đã dành cho tôi. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ và gia đình, các thầy cô giáo đã dìu dắt tôi thầm cảm ơn cha mẹ và gia đình, các thầy cô giáo đã dìu dắt tôi suốt 10 năm dưới mái trường XHCN và 5 năm ở giảng đường Đại học Bách khoa Hà Nội, cảm ơn quân đội đã đào tạo, vun đắp rèn luyện để tôi trưởng thành, để tôi có cơ hội thực hiện những ước mơ của mình góp một phần công sức bé nhỏ xây dựng quê hương, xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh.
                                           Tác giả: Lê Thanh Bình
                   Trung tướng - Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng
                                            Bộ Quốc phòng
                                          
Xem thêm các bài viết
>> Chữ Tâm (phần 1)      

No comments:

Post a Comment