Vụ việc thanh tra kho bạc ở Hải Dương đánh vợ gãy 13 xương sườn, vỡ tim, rách màng phổi ... Gây tử vong vì chị này mặc váy ngắn ngang đầu gôi đi ăn cưới. Là một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Vẫn biết chuyện chồng đánh vợ đã có từ ngày xửa ngày xưa. Vì từ sau khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, ở hang, ăn sống nuốt tươi. Chuyển sang sống theo hộ gia đình, thì gần như tất cả loài người đều theo chế độ phụ hệ. Người đàn ông là chủ gia đình. Nắm mọi quyền lực và tài sản. Người phụ nữ vì thế mà bị coi thường, xem nhẹ. Nhất là với những người sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Chuyện xủ dụng bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy và giải quyết mâu thuẫn với vợ xẩy ra ra chuyện khá bình thường. Không kể đó là giới trí thức hay bình dân. Người giàu hay người nghèo. ... Nhưng chuyện đánh vợ đến chết chỉ vì một chút ghen tuông bóng gió rất nhỏ nhặt, đời thường mới là điều đáng đem ra bàn cãi. Xã hội cần rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh để nhận thức của mỗi công dân đúng đắn hơn. Mỗi người có ý thức tự bảo vệ mình và kìm chế bản thân.
Tạo hóa sinh ra đàn ông với ưu thế vượt trội của sức mạnh của cơ bắp và trí tuệ không phải để đánh vợ, con của mình. Mà tạo hóa sinh ra họ như thế để họ che trở, bảo vệ và nuôi sống gia đình mình. Chỉ có một người đàn ông đê hèn, thiếu sự giáo dục đúng đắn mới ra tay đánh vợ của mình. Vì người phụ nữ mà anh đầu gối, tay ấp hàng đêm ấy cũng chính là người sinh cho anh những đứa con. Giúp anh nuôi dạy chúng lên người. Chăm sóc bố mẹ, nhà cửa và từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày của anh. Người cùng nắm tay anh đi hết cuộc đời, dù khi giàu sang phú quý hay lúc ốm đau, bệnh tật. Sự yếu đuối của cô để anh che trở, bảo vệ chứ không phải để anh dập vùi trong cơn nóng giận.
Nước có quốc pháp, mọi công dân dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Và không có một điều luật nào quy định chồng được quyền đánh vợ cả! Tuy là vợ chồng, gắn với nhau bằng quan hệ hôn nhân và tình cảm. Nhưng không ai có quyền bạo hành ai cả. Vì xét cho cùng họ đều là công dân bình đẳng trong xã hội. Vẫn phải làm mà ăn. Họ cũng được bố và mẹ sinh ra. Bố mẹ ai cũng nhọc công vất vả hơn một đời người nuôi con cái khôn lớn, trưởng thành. Có lý nào cho một người chồng bạo lực với vợ? Bố mẹ còn chẳng có cái quyền ấy nữa là chồng?
Ai mà không phải là một con người? Mọi người khi sinh ra là con người thì đều có quyền sống, quyền bình đẳng... Nguyên nhân chính của một người chồng đánh vợ là vì anh ta quá coi thường vợ. Coi vợ như vật sở hữu của mình chứ không phải là một con người, một công dân bình đẳng trong xã hội. Không đồng ý thì trao đổi, nói chuyện. Không chấp nhạn nổi nhau nữa thì bỏ nhau. Đi tìm người hợp ý mình. Cớ sao lại đang tay bạo hành và cướp đi sinh mạng một người phụ nữ?
Ai có quyền đánh một phụ nữ? Không ai cả! Không một ông chồng nào được phép đánh vợ hết. Nếu ông chồng nào đánh vợ là đã xúc phạm đến thân thể vợ. Gặp người như thế, tốt nhất bỏ sớm thì có khi thoát được họa thiệt mạng. Vì anh ta vừa có tính bạo lực và không tôn trọng, không cần vợ nữa. Vì tính bạo lực vẫn tron con người anh ta, sao khi yêu nhau anh ta luôn kìm chế, cư xử lịch sự với bạn? Vì khi ấy anh ta cần và tôn trọng bạn. Sự xúc phạm danh dự, thân thể ... luôn là nghiêm trọng. Hãy chọn cho mình một điểm dừng hợp lý tránh rơi vào tấn đại bi kịch!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>> Sứ Mệnh Xanh và Khát Vọng Một Đời (phần 1)
>> Sứ Mệnh Xanh và Khát Vọng Một Đời (phần 2)
>> Nguyễn Hữu Sơn
>> Nơi Khởi Nguồn Và Chắp Cánh Cho Tôi
>> Chuyện Tình Lan Và Tuấn
>> Tình Cũ Không Rủ Cũng Tới
>> Ký Ức Một Con Đường
>> Kỷ Niệm Mái Trường Xưa
>> Số Phận Một Con Người (phần 1)
>> Số Phậm Một Con Người (phần 2)
>> Đã Lên Xe Là Tiến (phần 1)
>>> Đã Lên Xe Là Tiến (phần 2)
>> Hoa Mộc Miên>> Mùa Hè Đến
>> Nhớ Về Một Thời " Đội Mũ Rơm Đi Học Đường Dài"
>> Một Chuyến Đi ... Về Xứ Thanh
>> Cơ Duyên
>> Một Thời Kỷ Niệm
>> Sứ Mệnh Xanh và Khát Vọng Một Đời (phần 2)
>> Nguyễn Hữu Sơn
>> Nơi Khởi Nguồn Và Chắp Cánh Cho Tôi
>> Chuyện Tình Lan Và Tuấn
>> Tình Cũ Không Rủ Cũng Tới
>> Ký Ức Một Con Đường
>> Kỷ Niệm Mái Trường Xưa
>> Số Phận Một Con Người (phần 1)
>> Số Phậm Một Con Người (phần 2)
>> Đã Lên Xe Là Tiến (phần 1)
>>> Đã Lên Xe Là Tiến (phần 2)
>> Hoa Mộc Miên>> Mùa Hè Đến
>> Nhớ Về Một Thời " Đội Mũ Rơm Đi Học Đường Dài"
>> Một Chuyến Đi ... Về Xứ Thanh
>> Cơ Duyên
>> Một Thời Kỷ Niệm
No comments:
Post a Comment