2016-04-17

Bài học sâu sắc từ câu chuyện rùa và thỏ chạy thi

      Trong cuộc đời ta đã gặp biết bao loại người. Người xấu có, người tốt có. Người luôn muốn giúp đỡ cho ta tiến bộ, đưa ta đến với những chân trời mới lạ của tri thức, của lòng người cũng có. Người luôn muốn hủy diệt tâm hồn  cuộc sống của ta cũng có. Chỉ có điều, dù gặp nhiều điều kiện thuận lợi hay gặp rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống thì ta hãy cố gắng tiến lên. Đừng ỉ sức mạnh của mình để ganh đua với kẻ yếu làm chi. Vì đó là một sự ngu ngốc ngay từ lúc khởi đầu.


       Bài học về thỏ trong cuộc chạy thi giữa thỏ và rùa được dạy cho học sinh tiểu học đã chứng minh điều ấy. Cái sai của con thỏ là sai ngay ở điểm khởi đầu. Ai đời thỏ lại ngu ngốc nhận lời thách đố với rùa? Có bao giờ trên đường đời bạn bắt đầu một cuộc đua với người kém hơn mình, người mà trong lòng mình vốn khinh thường và coi nhẹ chưa? Đấy là lúc bạn bắt đầu cho một cuộc hành trình đầy thất bại rồi đấy. Bản chất của sự đua tranh là cần tranh đua với những người giỏi, tài, tốt hơn mình. Mệnh đề đó luôn đúng. Và sự chiến thắng của rùa trong câu chuyện về cuộc chạy thi giữa rùa và thỏ, là một dẫn chứng  chứng minh cho điều đó.
        Sự ngu ngốc thứ hai của con thỏ trong câu chuyện là thỏ đã ỉ vào sức mạnh của mình, không chịu tiến bộ. Nếu thỏ dùng sức, tài của mình chạy một lèo tới đích rồi thỏa sức vui chơi, hái hoa, bắt bướm như thế hỏi có vui không? Trong khi rùa thì cần mẫn tiến lên từng bước một đi về tới đích. Còn thỏ có sức, có tài lại chẳng thèm tiến lên. Điều này chứng minh rằng, khi ta có quá nhiều điều kiện thận lợi so với mục tiêu. Ta thường rơi vào chủ quan, mất cảnh giác, sa đà vào những niềm đam mê khác.  thế, đôi khi ta đến đích chậm hơn cả những người vốn có năng lực và điều kiện kém xa mình. Thực tế thì những người được sinh ra và lớn lên trong một môi trường quá tốt. Người đó nhận được quá nhiều sự giúp đỡ của những người xung quanh. Thì sự trưởng thành của họ lại chậm hơn của những đứa trẻ nghèo có cuộc sống khó khăn. Tài năng cũng kém hơn.
        Chính vì thế, khi có nhiều điều kiện tốt. Có tài năng, trí tuệ hơn người. Ta cần phải đặt cho mình một mục tiêu cũng vượt trội hơn người. Một mục tiêu lớn với tầm sức, tầm tài, khả năng và điều kiện của chúng ta sẽ giúp ta tiến bộ mỗi ngày. Nếu một người đặt cho mình một mục tiêu thấp, nằm dưới khả năng của mình. Vì người đó không muốn cố gắng, người đó ham thành tích là sẽ đạt được mục tiêu. Người đó sợ thất bại là không đạt được mục tiêu. Người đó mất niềm tin vào chính bản thân mình. Người đó không muốn, và run sợ, không muốn đấu tranh trước những khó khăn trên con đường đạt được mục tiêu. Thì đó là điểm khởi đầu cho sự tự ngã của bản thân người đó. Người đó sẽ không bao giờ có thể tiến bộ hơn, mà ngày càng suy kém đi. Đó là một sự sai lầm lớn. Mục tiêu quá lớn so với khả năng của mình cũng không tốt. Vì làm như thế, cuộc sống của người đó sẽ chỉ là những khát kháo. Vì thế rất dễ mất đi sự cân bằng trong tâm hồn và cuộc sống. Nên người đó sẽ rất khó có được niềm hạnh phúc thật sự. Một mục tiêu trên khả năng của bản thân ở mức độ vừa phải là tốt nhất. Nó sẽ kích thích bạn tốt đẹp hơn mỗi ngày. Và bạn sẽ được tận hưởng niềm vui chiến thắng và sự thành đạt của bản thân.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Trái tim tan vỡ

<< Nghèo đói và ngu ngốc là hai lỗi khổ lớn nhất của đời người

<< Tình yêu không phải là một trò đùa

<< Cần thận trọng khi phán xét người khác



No comments:

Post a Comment