2016-04-17

Xin đừng mộng tưởng về con đường học vấn

     Mỗi đứa trẻ có một tư chất, hoàn cảnh sống khác nhau. Một tâm hồn  trí tuệ khác nhau.Vì thế cần có sự giáo dục khác nhau. Một nền giáo dục theo kiểu phổ thông, đại trà, công nghiệp như hiện nay có sức hủy diệt nhân tính con người rất lớn. Với cách giáo dục đó, chúng ta phủ nhận sự khác nhau của các cá thể. Đưa ra một tiêu chuẩn chung, buộc tất cả phải tuân theo.


       Để rồi, sản phẩm của chúng ta là những đứa trẻ có hệ tư duy, tâm hồn gần gần giống nhau. Chúng có những mong muốn và sở thích tương tự nhau.  Sự cạnh tranh giữa chúng trở lên vô cùng gay gắt, thậm chí trở thành sung đột bằng cơ bắp. Trong khi có rất nhiều những con đường bằng phẳng, thông thoáng lại không được ai đi. Mọi người đều cố chen chân nhau trong một cánh cửa hẹp là học vấn, tri thức,, bằng cấp. Trong khi để tạo ra tiền bạc, chúng ta phải làm việc. Sự học làm chúng ta hay ho, tốt đẹp hơn. Nhưng bản thân sự học không tạo ra tiền của và sự giàu có. Số người thành công nhờ sự học, họ trở thành các quan chức của chính phủ, có nhiều bổng lộc và trở thành người vừa có quyền, vừa có tiền là rất ít. Còn đa phần, con đường đi đến sự giàu có là con đường lao động. Vậy mà đa phần các bạn trẻ ngày nay lại nghĩ con đường học vấn là con đường tiến thân duy nhất của mình. Điều đó thật sự sai lầm. Tâm lý coi trọng bằng cấp trong xã hội sẽ tự mất đi. Khi những người có bằng cáp thất nghiệp rất nhiều. Trình độ lao động của họ thì thấp kém. Suy nghĩ của họ thì lệch lạc.
      Nền giáo dục hiện đại là một nền giáo dục lệch lạc. Chúng ta đã không đào tạo ra những người lao động giỏi. Nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp thông thường sẽ rất khó tìm được việc làm. Dù bản thân họ có rất nhiều tri thức quý nhưng tự khởi nghiệp là điều gần như không thể.  Xét trong một phạm vi hẹp, thân phận và khả năng của họ không hơn gì một lao động phổ thông bình thường trong xã hội. Sự học làm cho họ lệch lạc đi. Họ đã mất đi rất nhiều sự tự chủ trong những năm tháng chôn vùi tuổi trẻ trong trường học. Có một câu danh ngôn xưa rất hay: Thượng Đế ở trong lao động. Vâng, đúng thế, thượng đế ở trong lao động chứ không phải ở trong trường học. Xin đừng buồn phiền nếu ta không đi đến tận cùng của sự học.
                                                                 Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Nghèo đói và ngu ngốc là hai lỗi khổ lớn nhất của đời người

<< Tình yêu không phải là một trò đùa


<< Cần thận trọng khi phán xét người khác

<< Bài học sâu sắc từ câu chuyện rùa và thỏ chạy thi




No comments:

Post a Comment