2016-04-17

Cần thận trọng khi phán xét người khác

   Có rất nhiều những con người tài giỏi nhưng có một cuộc sống rất bình thường ở trong xã hội. Vì họ không thích những cuộc đua trốn quan trường. Cũng chẳng ham một cuộc sống giàu sang, phú quý. Họ có thể yêu thích cuộc sống tự do, tự tại. Mỗi người đều có một triết lý sống của riêng mình. Không thể dùng quan điểm sống của riêng mình để phán xét người khác là đúng hay sai. Trong những tình huống buộc phải đưa ra những phán xét với người khác. Ta cần lấy những tiêu chuẩn được xã hội công nhận làm cơ sở để nhận định, đánh giá, phán xét người khác.


        Nếu tự bản thân mình không được hoàn hảo. Mình cũng đã có những lỗi trong quá khứ. Thì cần hết sức thận trọng khi phán xét người khác. Vì lòng người vốn không phục ta. Việc phán xét vốn là việc của một người trên với một người dưới. Ta mà cư xử không khéo sẽ làm cho người đó oán trách ta. Có khi còn gây hại với ta khi có cơ hội. Điều này thật đau lòng và nguy hiểm, đáng xấu hổ. Dù là việc ta nói là đúng, nhưng nếu gặp người bị phán xét là người cứng với cái sai của mình. Thì người đi phán xét như cắn vào một khúc xương độc vậy. Vừa bị đau miệng, lại hại đến người. Có khi nhân phẩm cũng bị người kia lôi ra mổ xẻ, chà đạp. Để rồi người đó không những bị mất mặt, tổn thương ngay lúc đó, mà lỗi đau có khi còn làm họ bị tổn thương mãi về sau. Uy tín bị giảm sút, công việc của người đó sẽ gặp khó khăn. Nhưng mà người đó không có lỗi, về lâu, về dài mọi người sẽ thông cảm cho người đó.
       Rõ ràng việc phán xét hay thi hành hình phạt với ai đó không phải là việc của kẻ yếu mềm. Nếu tự bản thân mình yếu mềm thì cũng đừng lên ngồi vào vị trí ấy cả mà tự làm hại bản thân. Cuộc sống có rất nhiều loại người. Và trong thế giới của người đó họ vẫn là người tốt và đúng. Tuy nhiên, so với quy định chung của xã hội thì họ có một số thứ không được xã hội chấp nhận. Để xử lý họ là điều cần thiết để đảm bảo cho một xã hội hài hòa, phát triển tốt đẹp. Nhưng cách xử lý làm sao để ta đạt được mục đích mong đợi lại đòi hỏi ta phải có bản lĩnh, trí tuệ, uy tín vượt trội hơn người. Việc bắt phạt một ai đó là làm tổn thương lợi ích và tổn hại lòng tự trọng của họ sâu sắc. Đòi hỏi mỗi người cần hết sức thận trọng và tự lượng sức mình khi thi hành việc đó.
                                                                       Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết

<< Cảm ơn anh vì đã rời xa em

<< Trái tim tan vỡ

<< Nghèo đói và ngu ngốc là hai lỗi khổ lớn nhất của đời người

<< Tình yêu không phải là một trò đùa



No comments:

Post a Comment