Từ xưa đến nay, kẻ mạnh luôn cứu giúp kẻ yếu,
người giàu giúp đỡ người nghèo, người có nhiều tài và
đức hạnh thì giúp đỡ, khai sáng cho kẻ ngu ngốc và xấu tính. Đấy là một quy luật tự
nhiên trong xã hội. Nhưng nếu có một ngày,
những người ngôi trên trong xã hội, mà lại cần đến sự giúp đỡ của những người ở
tầng lớp dưới trong xã hội. Thì đấy là dấu hiệu của sự loạn. Và hành động ấy sẽ
làm tổn thương cho cả người trên và người dưới.
Bởi vì, khi chúng ta ban ơn cho người khác thì đó là biểu hiện của lòng cao
thượng. Nhưng khi chúng ta nhận ơn của một ai đó, thì đấy lại là một biểu hiện
của sự kém hèn. Vì thế, khi một người ở vị trí cao trong xã hội, mà lại nhận ơn huệ
của một người có vị trí thấp trong xã hội. Thì người đó sẽ bị người có vị trí
thấp trong xã hội khinh ghét, coi thường, không tôn trọng. Nếu người nhận ơn mà
là cấp trên của người ban ơn trong một tổ chức, cơ quan. Thì đấy là một điều
gây ra sự bất hạnh cho cả hai. Nó có thể sẽ làm cho mối quan hệ tốt đẹp của họ bị hủy diệt.
Việc này cũng giống như trong mối quan hệ giữa người chồng, và người vợ vậy. Người chồng thì luôn được coi là ở vị trí
trên của người vợ. Là người đóng vai trò trụ cột trong một gia đình. Họ có nhiệm vụ kiếm
tiền nuôi sống cả gia đình. Người đàn ông vốn là người phải tạo dựng chỗ ở, mua
đất, làm nhà. Thế nhưng vì một lý do nào đó. Người chồng phải đến nhà bố mẹ của người vợ để sống. Họ phụ thuộc
kinh tế hoàn toàn vào người vợ. Thì làm sao họ có thể nhận được lòng lòng tôn
trọng của người vợ, và những người khác trong xã hội? Khi họ làm như vậy, họ đã
cư xử ngược với một quy luật tâm lý tự nhiên, mà đã được xã hội mặc nhiên thừa
nhận từ nhiều nghìn đời nay rồi.
Đã ngồi ở vị trí trên người khác thì bản thân chúng ta phải luôn cố gắng học hỏi, tiến bộ, để trở thành người
có tài, có đức, có uy nghiêm. Phải làm sao cho những người dưới mình phải tôn
phục và kính sợ bản thân. Có làm được như vậy, thì lòng người mới theo mình. Mà
khi một mệnh lệnh, ý kiến của bản thân đưa ra, mọi người cứ thế mà làm theo,
không dám coi thường. Còn nếu bản thân không
đủ tài, đủ đức mà ở vị trí cao trong xã hội. Thì một mặt chúng ta phải tìm
người tài giỏi giúp sức mình. Chúng ta nghe theo điều hay, lẽ phải của những
người có đức hạnh, và tài năng hơn bản thân để làm tốt nhiệm vụ của bản thân.
Theo người tài giỏi, thì cũng phải theo
đến cùng thì công việc mới tốt. Một mặt chúng ta phải không ngừng học hỏi, tiến
bộ mỗi ngày. Phải thật cố gắng bỏ thời gian và tâm sức ra để bồi dưỡng sự oai
nghiêm của bản thân. Làm được như vậy thì mới được người dưới tôn trọng, không
dám coi thường. Khi bản thân đã trở thành người có đức hạnh, có tài năng, có sự oai nghiêm,
thì dù công việc có không tốt thì chúng ta cũng không
mắc lỗi.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment