Chúng
ta thường phân biệt người hướng nội và người hướng ngoại. Thật ra, bản tính của con người rất hồn nhiên, cởi mở. Chúng ta sinh
ra đều là những con người hướng
ngoại. Bạn hãy quan sát những đứa trẻ, có đứa trẻ nào có
tính cách hướng nội hay không? Đa phần những đứa
trẻ đều có tính cách hướng ngoại. Những đứa trẻ trầm tính và hướng nội thường
là những đứa trẻ bị tổn thương. Một người có tính cách hướng nội thường là
người có những tổn thương trong tâm hồn. Một người chỉ quan tâm
đến bản thân và gia đình mình, thường là những người bị tổn thương trong xã hội. Gia đình luôn như nơi
trốn cuối cùng của mỗi cá nhân. Khi người ta cảm thấy yếu đuối nhất, khi người
ta cảm thấy bị tổn thương nhiều nhất, nơi mà người ta nghĩ đến thường là gia
đình, quê hương, và những người họ yêu thương!
Chính vì thế, một người khôn ngoan sẽ luôn cư xử tốt với người thân trong gia
đình của mình. Dù theo một quy luật tự nhiên, khi chúng ta mạnh mẽ và
thành đạt, chúng ta thường hướng tâm hồn và cuộc sống của mình ra bên ngoài xã
hội. Những mối quan hệ trong xã hội như bạn bè, đồng nghiệp, đối tác làm ăn chiếm
gần như hết thời gian của chúng ta. Gia đình lúc này đối với chúng ta rất nhẹ
nhàng, và ít có giá trị. Nhưng khi chúng ta thất bại, gần như tất cả các mối
quan hệ xã hội đều đổ vỡ. Nơi chúng ta có thể quay về chỉ có thể là gia đình!
Một người được giáo dục tốt sẽ luôn cư xử tốt đối với gia đình.
Bởi vì gia đình là nghĩa vụ phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ của mỗi người. Giáo dục nghĩa vụ là cách giáo dục toàn diện
nhất cho con người. Nó đem lại sự bình yên, ổn định về nhân cách, và hạnh
phúc trong tâm hồn của mỗi
con người. Vì bản chất của con người là tư tưởng hướng ngoại. Chúng ta thường
có xu hướng khoe khoang sự tốt đẹp của bản thân với những người bên ngoài.
Chúng ta luôn cố gắng cư xử tốt với những người khác
trong xã hội. Đôi khi chúng ta ngụy biện đó là quan hệ xã giao! Còn thực tế với
những người bên trong gia đình, chúng ta bộc lộ mọi tật xấu với họ, chúng ta cư
xử thô lỗ với họ. Ứng xử của ta với họ thường ở cung bậc cảm
xúc thấp nhất của bản thân. Thói đời thường xa thương, gần thường. Chúng ta
thường quan tâm, chú ý, và cố gắng có được những thứ mình chưa có. Trong khi
những thứ thuộc về mình, của mình, mình đã sở hữu, mình đã thỏa mãn lại thường
không quan tâm, trân trọng. Nếu chúng ta cũng ứng xử như thế, thì sẽ không bao
giờ có một hạnh phúc trọn vẹn. Trong cuộc đời, sự thành
công và thất bại, sự tiến lên
hay lui lại là một việc rất bình thường. Không có sự thành công nào mà không có
bóng dáng của sự thất bại. Gia đình luôn là bến đỗ, là hậu phương vững chắc
trong mỗi con người. Nhờ có gia đình mà chúng ta được chữa lành những tổn
thương, rồi lại tung cánh trong xã hội. Cho nên một người khôn ngoan và có giáo
dục tốt sẽ luôn cư xử tốt với gia đình là như thế. Vì cảm xúc với gia đình đôi khi trở lên bé nhỏ,
tầm thường trong những cảm xúc mạnh mẽ của các mối quan hệ xã hội đầy màu sắc.
Cho nên chúng ta cần hình thành những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ, ông, bà với
các con cháu, giữa anh em, bạn bè, họ hàng với nhau. Chúng ta hãy ứng xử theo
một cái khung định sẵn. Làm được như thế, chúng ta sẽ không bao giờ làm tổn
thương những người thân sống ngay ở bên cạnh mình. Vì thế,
gia đình thật sự là một bến đỗ bình yên, hạnh phúc cho mỗi người!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment