2016-05-21

Phâm loại trí tuệ

   Sống ở đời hơn nhau là ở trí tuệ. Trong mỗi con người, trí tuệ và tâm hồn đều được đề cao. Có một nhà hiền triết khi xưa đã từng thốt lên: Trước một trí tuệ tôi cúi đầu, trước một trái tim tôi quỳ gối. Câu nói này ý nói trái tim, hay chính là tâm hồn trong mỗi con người quý giá hơn trí tuệ. Tuy vậy, khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Bộ não mới là nơi quyết định mọi cảm xúc, hành vi của con người. Trong não bộ của con người, có vùng trí nhớ, vùng cảm xúc, vùng tình yêu. Khi một trong những vùng não này bị tổn thương, những chức năng của nó vì thế có thể bị gián đoạn. Vì thế, trí tuệ của con người mới là số một. Mỗi người hãy cố gắng xây dựng một trí tuệ tốt. Bởi vì bộ não thật sự là gốc của một con người!
     
           
       Trí tuệ được chia làm hai loại, trí tuệ cảm xúc, và trí tuệ lý tính. Trí tuệ cảm xúc làm người ta dễ nhầm tưởng đó là tình cảm, cảm xúc của con người! Thật ra đó chính là phần trí tuệ ít bị con người đào tạo, bồi dưỡng theo nền văn hóa của xã hội. Vì thế nó thường thuận theo những bản năng tự nhiên của con người. Vì thế đôi khi nó trở nên rất mạnh mẽ khi bị tổn thương. Ví dụ như bản năng của người mẹ đối với những đứa con. Bản năng bảo vệ người phụ nữ của mình đối với người đàn ông, bản năng sinh tồn! Khi những bản năng này bị tổn thương, con người bỗng trở nên có một sức mạnh phi thường. Những người sống thuận theo trí tuệ cảm xúc thường được nhiều người yêu mến. Bởi vì họ sống với phần người mà ai cũng như thế. Họ sống thuận theo sự tự nhiên hơn. Họ không bị bóp méo vì những quan niệm đạo đức, luân lý, những quy định mà nền văn hóa xã hội quy định. Bởi vì những quy định này thay đổi theo thời gian, vùng miền, và các quốc gia. Không phải quy định nào cũng đúng, cũng đem lại hạnh phúc cho con người! Khi chúng ta luôn sống với cái cốt gốc của con người, thì dù chúng ta có sai trái một chút với nền văn hóa hiện tại trong xã hội, thì vẫn dễ nhận được sự thông cảm của mọi người. Bởi vì từ sâu thẳm trong mỗi con người, họ đều như vậy, hoặc họ cũng có thể phạm lỗi như vậy!
       Trí tuệ lý trí là loại trí tuệ được học, được giáo dục và đào tạo bài bản. Nó được hình thành trong quá trình thu nhận thông tin. Nó khá khô cứng và đôi khi bị sai lệch. Nhưng bù lại, nó rất vững bền. Nhờ sự ổn định của nó, mà nó có thể hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ khó khăn. Vì thế người đời đã công nhận và đề cao trí tuệ lý tính hơn. Nó là biểu hiện của sự khôn ngoan trong mỗi con người. Người được cho là có trí tuệ lý trí cao là người luôn nhìn ra cái gốc của vấn đề, và có những phương pháp giải quyết vấn đề tận gốc rễ, mà không để lại hậu quả gì. Họ còn nhìn trước được diễn biến của sự việc sắp diễn ra, rồi có những hành động thích hợp. Họ biết khôn khéo sử dụng sức mạnh của bản thân để có nhiều hiệu quả nhất. Trí tuệ cao cấp nhất biểu hiện ở sự gần gũi với mọi người, đoàn kết được mọi người trở thành một khối thống nhất. Vì thế nền học vấn cao cấp nhất sẽ đưa con người gần gũi với nhau hơn. Nền học vấn làm cho con người xa cách con người là một nềnhọc vấn lệch lạc và sai lầm. Nhờ gần gũi với con người, có uy tín và khả năng lãnh đạo một cộng đồng người, mà người đó có thêm nhiều sức mạnh. Những nhà lãnh đạo, quản lý là nhóm người có trí tuệ cao nhất trong xã hội. Ngay cả một người có trí tuệ bình thường khi làm quản lý, lãnh đạo, cũng có khả năng sử dụng bộ não tăng vọt. Bởi vì công việc của họ là lãnh đạo, điều hành, và quản lý cả một tập hợp những con người. Công việc đó là một trong những công việc cần đến bộ não nhiều nhất!

                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết

<< Mùa Hè làm mẹ nhớ con trai

<< Suy nghĩ về cách dạy con hay

<< Sinh tố cà chua

<< Lưu ý khi sử dụng mật ong

<< Kinh nghiệm chế biến các món cá


 

No comments:

Post a Comment