2016-05-30

Thức ăn của ốc sên

       Con ốc sên sống trong vườnnhà vốn rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là với những người dân sống ở các vùng nông thôn! Thịt ốc sên còn là một loại thực phẩm rất quen thuộc của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nước Pháp. Theo thống kê có khoảng 60 % dân số Pháp sử dụng thịt ốc sên trong các bữa ăn hàng ngày. Ở nước Pháp, người ta nuôi ốc sên với quy mô công nghiệp. Gần như gia đình có điều kiện cũng nuôi ốc sên! Tuy vậy lượng ốc sên sản xuất tại nước Pháp chỉ đáp ứng được 5 % nhu cầu sử dụng của người dân. Vì thế người Pháp phải nhập khẩu thịt ốc sên từ nhiều nước như nước Ý, nước Áo, nước Tây Ban Nha, nước Nhật Bản, nước Trung Quốc. Phong trào nuôi ốc sên đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Những bài báo tôi đọc đều nói ốc sên là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của nó là lá cây và các mùn bã hữu cơ. Nhưng theo sự tìm hiểu của tôi, con ốc sên không dễ ăn như thế. Bởi vì có vẻ như răng của con ốc sên rất yếu! Và không phải loại lá cây nào con ốc sên cũng ăn. Trong điều kiện không có thức ăn, con ốc sên có thể nhịn đói đến 4 năm mà không bị chết!


       Thức ăn ưa thích của con ốc sên là những loại lá cây mềm như lá cây dâm bụt, lá cây đu đủ, các mầm cây non. Nó cũng rất thích ăn các loại lá cây đã mục và chất thải của động vật. Khứu giác của ốc sên rất nhạy bén. Nên những loại lá cây nó thích ăn thường là loại lá có mùi thơm, ví dụ như lá gừng,  mùi tàu, lá rau cải. Nó cũng rất thích ăn các loại quả. Bởi vì trong các loại quả có chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng, và cả mùi thơm. Những loại quả nó thích hơn cả là quả mít, quả dứa, quả cà chua. Ốc sên cũng rất thích ăn các loại hạt ngũ cốc như hạt gạo, hạt ngô, hạt đỗ. Nó cũng rất thích ăn các loại củ như củ cà rốt, củ cải, củ khoai lang. Trong điều kiện nuôi nhốt ốc sên, chúng ta cần bổ xung những loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để ốc sên lớn nhanh, đẻ nhiều. Ngoài việc thu hoạch thịt ốc sên, chúng ta còn có thể thu hoạch trứng ốc sên. Nếu nuôi ốc sên để sử dụng làm thực phẩm trong gia đình, tốt nhất chúng ta hãy bắt và gây nuôi những con ốc sên vẫn sống tự nhiên trong các khu vườn ở nước ta. Bởi vì loại ốc sên này đã thích nghi hoàn toàn với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Chúng ta có thể tận dụng các loại vỏ trái cây, rau xanh, các loại cỏ, để làm thức ăn cho ốc sên. Chúng ta cũng có thể chủ động trồng cây mùi tàu để làm thức ăn cho ốc sên. Ốc sên là loài vật lớn chậm, chúng ta sẽ thu được nhiều hơn lợi ích kinh tế từ việc nuôi ốc sên, nếu biết tận dụng các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, và trong mỗi gia đình. Hãy làm cho những con ốc sên nhà bạn luôn có một cái dạ dày đầy thức ăn. Ở nước ta chưa có tập quán ăn thịt ốc sên. Tuy ở một số vùng quê nghèo người dân đã bắt ốc sên từ tự nhiên để ăn. Việc này đẩy nguy cơ ăn phải những con ốc sên bị nhiễm các loại ký sinh trùng lên cao Tuy vậy, thịt ốc sên là loại thịt không phổ biến tại Việt Nam. Nó được bộ y tế khuyến cáo không nên sử dụng để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bại não. Nếu bạn nuôi ốc sên ở Việt nam, thì việc đem được thịt của những con ốc sên này xuất khẩu sang châu Âu là rất khó khăn. Dù nhu cầu thịt ốc sên tại nước Pháp, Tây Ban Nha, Italya là rất lớn! Vì thế bạn nuôi thì cũng chỉ với mục đích chính để sử dụng trong gia đình là chính! Tương lai phát triển của con ốc sên tại Việt Nam là rất khó khăn. Bởi vì nước Việt Nam là một nước nông nghiệp. Ốc sên được coi là một con vật phá hoại cây trồng. Nếu phong trào nuôi ốc sên phổ biến trong người dân. Tôi nghĩ chính quyền sẽ ra lệnh cấm việc nuôi nó. Hiện nay việc nuôi ốc sên ở Việt Nam vẫn là một ý tưởng điên rồ trong mắt nhiều người. Việt Nam vẫn là điểm trắng trong bản đồ nuôi ốc sên trên thế giới! Cá nhân tôi thì nghĩ ốc sên cũng giống như những loài động vật khác, không có gì phải kỳ thị nó cả!

                                                                 Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết

<< Tổng thống Obama, con người vĩ đại trong những con người vĩ đại

<< Ốc sên và thịt của con ốc sên

<< Kỹ thuật chế biến thịt ốc sên

<<Nuôi ốc sên, tại sao không?


<< Ý tưởng nuôi ốc sên làm giàu

No comments:

Post a Comment