2016-06-11

21 bí quyết giữ sức khỏe của người xưa ( Phần 3)

Thứ mười: Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc. Ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều. Lý do là vì ăn quá nhiều các loại ẩm thực sẽ làm hẹ tiêu hóa bị quá tải, có thể dẫn đến nguy cơ bị thừa cân, béo phì, có hại cho sức khỏe. Sau khi ăn bữa tối, chúng ta sẽ đi ngủ. Vì thế số năng lượng bữa tối ăn vào sẽ tích trữ trong cơ thể gây bệnh béo phì. Hơn nữa, đi ngủ với một cái dạ dày đầy thức ăn sẽ có hại cho cơ thể. Bởi vì khi ngủ, các hệ cơ quan trong cơ thể người giảm hoạt động rất nhiều. Cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Hệ tiêu hóa của chúng ta cũng như thế. Khi ăn mà chúng ta nói chuyện là rất phản khoa học. Bởi vì thức ăn có thể rơi vào khí quản gây tử vong. Ai cũng biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người. Nó gây ung thư phổi, ung thư vòm họng, ảnh hưởng đến tim mạch, và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Trong khi hút thuốc lá không đem lại một ít lợi lộc nào! Muối, đường, chất béo là những thứ có lợi cho cơ thể con người. Thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người. Nhưng khi chúng ta ăn quá nhiều sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm của con người!


         Thứ mười một: Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ. Đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội. Lý do là vì một cuộc sống điều độ, thư thái, nhẹ nhàng, đầy đủ luôn tốt cho sức khỏe của con người.
        Thứ mười hai: Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng. Rượu là thứ chất kích thích gây nghiện có hại. Trong rượu còn có chất độc gây nhiều loại bệnh tật cho người sử dụng. Vì thế chúng ta không nên uống nhiều rượu. Danh lợi thật ra là những thứ phù du ở đời, chúng ta không nên quá tham lam mà làm hại bản thân. Tấm lòng rộng mở, xởi lởi, và cởi mở sẽ tốt cho sức khỏe. Không nên buồn hay giận một ai đó mà làm hại gan, hại thận. Giận dữ là một loại chất độc với chính cơ thể của bạn.
      Thứ mười ba: Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt, thân thể khỏe mạnh. Tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định, bệnh tật ít. Lý do là vì chúng ta phải chú ý rèn luyện sức khỏe ngay từ khi bạn vẫn còn khỏe mạnh. Còn đợi đến lúc có bệnh tật rồi mới quan tâm, chú ý sức khỏe thì đã muộn. Mọi sự quan tâm, chú ý và rèn luyện đều đã bị muộn. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Một cơ thể khỏe mạnh, tâm lý tốt, cân bằng và cảm xúc ổn định làm cuộc sống của con người luôn thoải mái, tự do!
        Thứ mười bốn: Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh. Phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.
       Thứ mười năm: Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui. Thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi. Lý do là vì khi nóng giận cơ thể của bạn sẽ bị rối loạn, các cơ quan nội tạng bị tổn thương. Vì thế chúng ta nên tìm đến những niềm vui tao nhã, như thư họa, câu cá, vui chơi. Chúng ta cũng nên sống hòa mình với thiên nhiên để cho tâm hồn tự do, phóng khoáng, và khỏe mạnh.

       Thứ mười sáu: Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt. Có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa. Lý do là vì dùng trí tuệ sẽ đỡ mệt nhọc cơ thể hơn. Sống không nên lo nghĩ nhiều làm hại sức khỏe. Tốt nhất nên sống theo một nề nếp, quy luật, thói quen để cơ thể vận hành tốt!
                                                         Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Cây rau ngót

<< Nguyên nhân sự mất tích của người Maya

<< Cách lựa chọn đối tượng kết hôn của bạn gái

<< 21 bí quyết giữ sức khỏe tốt của người xưa ( Phần 1)



<< 21 bí quyết giữ sức khỏe của người xưa ( Phần 2 )

No comments:

Post a Comment