Có ai không thích mình
thăng quan tiến chức? Việc đấu đá, tranh giành trên quan trường là cuộc chiến
không bao giờ ngơi nghỉ từ muôn đời nay. Trong cuộc chiến ấy, phần thắng đa
phần nghiêng về những người khôn ngoan, biết mình, biết người, biết thời, biết thế.
Người đó không dám công khai xông vào sự tranh giành vì biết nó nguy hiểm và
chưa đủ sức. Họ cứ yên tĩnh tự giữ tâm chí mình. Tuy có ý chờ cơ hội để tranh
quyền đoạt vị. Nhưng nhìn họ như thể đang ung dung sống như thế đến trọn đời.
Họ vẫn cư xử đúng với những gì tốt đẹp mình vẫn sống thường ngày như thế.
Làm được như vậy, họ sẽ
tránh được sự đè nén, đá xoáy vào những chỗ hiểm nhằm kìm giữ và hạ bệ uy tín
người đó trước mọi người.
Họ cứ để mặc cho những đối thủ nặng ký khác đá xoáy nhau cho đến khi họ thương tích đầy mình không còn là đối thủ của người đó nữa thì người đó mới công khai ứng cử. Đó là tuyệt chiêu " Tọa sơn xem hổ đấu" trong quan trường. Người làm được điều đó phải thực sự là người có cơ chí vững vàng. Bản lĩnh hơn người. Họ có thể bình yên và lặng lẽ như mặt nước mùa thu nhưng trong lòng họ vẫn đang ầm ào sóng vỗ khát vọng chiến thắng.
Họ cứ để mặc cho những đối thủ nặng ký khác đá xoáy nhau cho đến khi họ thương tích đầy mình không còn là đối thủ của người đó nữa thì người đó mới công khai ứng cử. Đó là tuyệt chiêu " Tọa sơn xem hổ đấu" trong quan trường. Người làm được điều đó phải thực sự là người có cơ chí vững vàng. Bản lĩnh hơn người. Họ có thể bình yên và lặng lẽ như mặt nước mùa thu nhưng trong lòng họ vẫn đang ầm ào sóng vỗ khát vọng chiến thắng.
Trong văn hóa của người
Nhật, con người muốn làm cái gì thường nói ra bằng miệng, để thể hiện sự quyết
tâm. Họ làm vậy để nhận thêm được sự ủng hộ và trợ giúp từ những người thân.
Người Nhật thật sự là những người sống rất chân thành, lương thiện, nhiệt tình
và tốt bụng. Họ còn có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng rất cao. Khi một
người Nhật tuyên bố mạnh mẽ về một việt gì đó. Rồi không làm được, thì điều đó
cũng chẳng có gì là đáng xấu hổ cả.
Với người Việt Nam thì là
khác. Dân gian vẫn thường bảo nhau câu: Ếch chết tại miệng là có ý chê những kẻ
chưa làm đã nói quang qoác cái miệng. Không sớm thì muộn sẽ bị những kẻ ghen ghét đố kỵ hẵm
hại, có khi còn bị mất mạng nữa. Người Việt từ xưa vẫn tôn trọng những người
khiêm tốn, kiệm lời. Đã nói là làm. Nói được làm được. Vì thế mới có câu: Tâm
ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi là có ý nể trọng những người ít nói, nhưng tâm sáng, mạnh và vững lên đã làm được những việc hết sức phi thường là " đấm chết
voi".
Quả thực, việc mình muốn
thật sự làm mà nói hết ra cho mọi người biết. Nếu đều nhận được sự đồng thuận,
ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. Thì đó là lực cộng hưởng rất lớn giúp người đó
nhanh chóng đạt được kết quả mình mong muốn.
Nhưng nếu những việc mình
muốn làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của người khác thì sao? Hoặc những
người vốn đã ghen ghét, đố kỵ với người đó sẽ làm mọi cách xấu xa để người đó
không đạt được mục đích. Trò đời trâu buộc ghét trâu ăn mà. Hơn nữa khi mình đã
nói hết mục đích và mong muốn ra, sẽ có nhiều ý kiến bàn ra, tán vào. Liệu lòng người đó có vẫn vững như kiềng ba chân được hay không. Nếu không bị suy chuyển ý định
thì cũng bị mệt mỏi và mất năng lượng với những ý kiến trái chiều xung quanh.
Có khi còn phải đấu tranh với những trò phá bĩnh của người phản đối nữa. Như
thế liệu ta còn có đủ 100% sức lực và tâm chí để thực hiện mục tiêu đã lựa chọn
hay không?
Vì thế hãy biết khôn
ngoan, khéo léo trong xử thế. Cần biết lựa thời, chọn thế để tiến lên. Có thể
dùng nhiều cách khác nhau. Biết rõ lúc nào cần im lặng, lúc nào cần nói ra để
đạt được mục đích mình mong muốn.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment