2014-09-13

Bài học từ câu chuyện răng và lưỡi

                  Một người yếu ớt và kém cỏi thì nhất thiết phải khôn ngoan, mềm mỏng thì mới có chỗ đứng trong xã hội. Thế nhưng một người tài giỏi, đức độ hơn người mà cô ta lại biết khôn khéo trong cách hành xử thì đúng là bậc cao minh. Người như cô ấy không bao giờ thất bại trên đường đời. Tôi bỗng nhớ tới một câu chuyện cổ ngày xưa mà tôi đã suy nghĩ về nó rất nhiều. 
                Chuyện kể rằng, trước khi lâm trung. Người cha gọi các con mình lại kề bên, há miệng ra cho các con quan sát. Rồi ông thều thào nói: Các con thấy không, răng thì luôn rất cứng, mạnh để nghiền nát thức ăn nuôi sống cơ thể. Tựa như lòng trung thực, thẳng ngay ở đời là riềng mối đạo đức của quốc gia, thì đã rụng hết cả rồi. Lưỡi thì luôn mềm mại, luồn lọt qua các kẽ răng. Tựa như sự khôn ngoan, lắt léo ở đời, thì vẫn còn nguyên.  Cả đời cha sống quá cứng, mạnh và thẳng thắn.
Nên cha đã chẳng làm được lên công trạng gì. Do bị những kẻ tiểu nhân hãm hại. Cha không có tài sản gì để lại cho các con. Chỉ có câu chuyện: Răng và lưỡi thế thôi. Nói xong, người cha qua đời trong sự bình yên và thanh thản. Để lại những giọt nước mắt tiếc thương vô tận cho những đứa con.



                Trung thực, thẳng thắn, cứng rắn và mạnh mẽ không phải là điều xấu. Nó còn là đặc trưng của sức mạnh nam giới. Nhưng trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ. Không phải lúc nào ta cũng cứ băng băng tiến bước. Mà ta phải thật nhuần nhuyễn lúc cương, lúc nhu khi hành sự. Hạn chế tối đa những tổn thương của người thân yêu và của những người khác. Đạt được hiệu quả cao nhất là có lợi cho bản thân. 
                 Mềm mỏng, nhũn nhặn, luồn lọt người khác vốn không phải là điều xấu. Mà chỉ vì đó là hạng tiểu nhân yếu ớt lên mới phải làm như thế để có bát cơm ăn. Nhưng khi người ta mềm mỏng, nhũn nhặn, luồn lọt để làm điều xấu, hại người khác thì là hạng bỉ ổi xấu xa. Điều tệ hại hơn là hạng người này rất khó tránh. Thế nên tốt nhất là nên tránh xa hạng tiểu nhân ra. Vì ta làm sao biết trong lòng họ là sự yếu ớt hay là sự gian ngoan. Các cụ xưa chẳng từng có câu ca cũng nói rõ ý này: Lưỡi không xương trăm đường lắt léo.
                 Người cha không khuyên các con mình từ bỏ lối sống trung thực, ngay thẳng, cứng rắn và mạnh mẽ. Ông tha thiết muốn các con mình hãy cố gắng biết sống mềm mỏng và nhu thuận hơn. Ông cũng chỉ rõ tác hại của hạng tiểu nhân đối với cuộc đời ông. Đưa ra hình ảnh so sánh rất sinh động để khuyên răn các con cần phải biết cương nhu đúng lúc, và đúng mức độ. Tránh xa hạng hiểu nhân.
               Thế đấy, ngay cả bọn tiểu nhân xấu xa cũng có điều khiến ta đáng để học tập.
Ở đời hơn nhau ở óc phán đoán tình huống để biết nên cương hay nhu mà có được lợi ích tối ưu. 
              Người anh hùng dân tộc, nhà đại thi Hào, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, tên hiệu là: Ức Trai đã từng ngao ngán thốt lên câu thơ:
                                     Hoa thường thì héo, cỏ thường tươi
             Điều ấy càng thấy rõ, cứng mạnh và thẳng thắn quá cũng không tốt. Mềm mỏng, luồn lọt người khác quá thì cũng chỉ như loại cỏ rác làm hại người. Để có thành công, đôi khi ta cũng cần phải biết giấu mình, biết thuận theo lòng người mà tiến bước. Biết chờ đợi thời điểm thích hợp để hành sự. Làm được như vậy sẽ không bị mất lòng người, có được lòng người là có cả thiên hạ.

                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết




No comments:

Post a Comment