Ngu ngốc không phải là
cái tội. Cái tội là ở chỗ không chịu học hỏi vươn lên. Nếu xung quanh không có
người đáng để học hỏi thì phải đi tìm thầy, tìm trường, tìm lớp mà học. Nói như
các cụ xưa gọi là: Tầm sư học đạo.
Kẻ sĩ tử khi
xưa rất trọng chữ nghĩa và tôn trọng người thầy. Khi nhập môn họ thường làm lễ
bái sư. Kính thầy hơn kính cha. Thế mới biết, ngày xưa trí tuệ và học vấn rất
được tôn trọng.
Ngày nay, mơ ước cháy
bỏng nhất của các cô tú, cậu tú là đỗ đại học.
Trải qua bao nạn binh đao, lửa
đạn nhưng tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam, quả là bất khuất. Nhiều người
trọng chữ nghĩa chẳng vượt đường xa, qua châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc để du học.
Nhiều gia đình ở vùng núi đá xa xôi và nghèo khó, cũng không ngại gian nan, khăn gói quả
mướp xuống miền xuôi học hỏi mở mang kiến thức, với ước mong sẽ được đổi đời.
Đó là những con người cao quý và đáng trân trọng. Họ đã bỏ ra một số tiền
lớn để đầu tư cho sự học của mình. Họ đã đi những đoạn đường xa, đến với những
môi trường mới lạ để học hỏi. Họ thật đáng được tôn trọng. Tương lai của họ tất
nhiên sẽ sáng lạn nếu họ học đúng thứ mình cần, và học được những gì mình muốn.
Vất vả đấy, tốn kém đấy.
Sự hòa nhập vào một cộng đồng mới khác lạ đôi khi cũng làm họ bị tổn thương
đấy. Nhưng mà với ý chí vươn lên mạnh mẽ. Quyết tâm vượt khó để học tập mong có
ngày được thành cồng, thăng quan tiến chức. Dù có ngốc nghếch đến đâu nếu chịu
khó học tập thì cũng sẽ có ngày họ trở lên thông minh, hiểu biết: cần cù bù thông minh mà!
Nếu đã biết mình ngốc
nghếch và kém hiểu biết mà không chịu khó học hỏi vươn lên là một cái tội.
Trước hết là tội với chính mình. Tội với tương lai của mình. Rồi đến có tội với
gia đình, bạn bè ... những người thực lòng yêu thương mình, và mong mình tiến
bộ. Và cuối cùng là có tội với cả xã hội. Vì một công dân ngốc nghếch và kém
hiểu biết làm là một nhân tố kéo lùi sự tiến bộ của xã hội. Nhiều công
dân ngốc nghếch cộng lại sẽ làm xấu bộ mặt của quốc gia đó trên chính trường
quốc tế.
Nếu những kẻ ngốc nghếch
và kém hiểu biết không chịu tìm thầy mà học, thì sẽ mãi mãi chìm trong ngu ngốc
và đói nghèo, lạc hậu mà thôi. Cái đầu ngốc nghếch và kém hiểu biết của họ còn
có thể làm hại cả cuộc đời của con cháu họ sau này.
Ngày xưa không thiếu
những tấm gương hiếu học vượt khó vươn lên và đỗ đạt thành tài. Họ thậm chí không có đèn để dùng phải dùng đèn đom đóm, vơ lá đốt lửa hay tận dụng ánh sáng từ đền thờ, miếu mạo để
đọc sách trong đêm tối. Vì ngày họ còn phải đi làm lụng kiếm sống nuôi bố mẹ
già hay các em nhỏ. Và cuối cùng thì họ cũng đỗ đạt làm quan, làm tướng dạng
danh dòng họ. Để lại tấm gương vượt khó học tập cho ngàn đời sau vẫn còn ca
tụng.
Ngày nay cũng không thiếu
những trẻ em nghèo, mồ côi .... đỗ đạt thành tài. Họ là những tấm gương sáng về
tinh thần hiếu học. Là biểu tượng của ý chí và khát vọng vươn lên thoát khỏi
cái đói nghèo, thoát khỏi sự kém hiểu biết. Đó thật sự là những con người đúng
đắn, dám thực hiện những ước mơ của mình. Họ thật sự rất đáng được tôn vinh và
học tập.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment