Truyền thống văn hóa của một dân tộc, một vùng miền, được
hình thành từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, không dễ gì thay
đổi. Các triều đại vua chúa thì thay nhau lắm quyền cai trị đất nước. Nhưng
nhân dân ta luôn có cách hành xử của riêng mình. Phép vua thua lệ làng là như
thế. Ở đâu cũng vậy, đất có lề, quê có thói. Mỗi vùng quê cũng có những phong tục, tập quán, thói quen sống khác nhau. Những nếp sống, nếp nghĩ quen thuộc
này ăn sâu vào trong thâm căn cố đế của mỗi người dân.
Trong
những phong tục, tập quán ấy, có cái đúng, có cái sai. Có cái là cổ hủ lạc hậu.
Có cái là giá trị văn hóa, văn minh được đúc rút từ hàng ngàn đời nay. Người
khôn ngoan trong xử thế là người tuyệt đối không dẫm đạp lên những giá trị văn
hóa truyền thống. Tuy không theo những nề thói không đúng, làm tổn hại đến hạnh
phúc và thành công của mỗi người. Nhưng cũng không hành xử thô bạo với những
cái sai ấy. Vì dù sao đó cũng là một thói tục được rất nhiều người làm theo.
Để sống hiên ngang giữa dòng đời. Không phải
ta cứ ôm khư khư những cái văn minh tiến bộ ta đã được học ở trường lớp. Ta cần
tiếp thu mạnh mẽ những giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc. Hiểu sâu sắc
những thói tục trong đời sống. Cái gì được nhiều người quan tâm, chú ý, dù ta
không theo nhưng ta cũng cần có sự hiểu biết kỹ lưỡng về chúng. Nếu không có
hại, không có bất đồng gì lớn lắm, thì tốt nhất ta lên hòa vào xu hướng chung
của mọi người. Đấy là biểu hiện sinh động của sự thích nghi với môi trường sống
của mỗi người. Dù sao thì sống theo một phong tục, tập quán, nếp sống, lề thói
dù không đúng thì cũng không đáng trách.
Nếu
mình là người có khả năng, hãy mạnh mẽ cải tạo lại những lề thói không tốt. Để
các phong tục, tập quán địa phương trở thành những giá trị văn hóa bất tử cùng
thời gian!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>> Để Là Một Cô Gái Hiện Đại Tốt
No comments:
Post a Comment