Cảm
giác kiếm ra những đồng tiền lãi đầu tiên từ việc kinh doanh kem ngay ở cổng
nhà nó, khi nó chỉ khoảng tám, chín tuổi khiến nó rất vui. Nó có cảm giác mình
trở lên tự lập, bản lĩnh và người lớn hẳn ra. Người chủ sản xuất kem luôn khen
ngợi nó, bé thế mà giỏi. Lượng kem nó tiêu thụ cho xưởng sản xuất nhỏ nhà bác
ấy chẳng kém một người lớn kém cỏi. Xem ra nó còn tài giỏi hơn rất nhiều các
anh chị lớn hơn nó vẫn chưa kiếm ra được đồng tiền nào.
Căn
bản nhà nó ngay mặt đường, cũng tiện việc buôn bán. Với lại nó tuy nhỏ tuổi,
nhưng kinh doanh tại nhà lên nó chẳng sợ gì. Khách mua kem đa phần là các cô
bác quen nhà nó. Có người mua kem giúp nó thì thấy nó bé xíu, nhếch nhác cùng
thùng kem sắp chảy nước. Có người mua vì thấy nó thật đáng yêu. Có người mua vì
cảm thương gia cảnh nghèo hèn, bố mất sớm, một mình mẹ nó tần tảo chạy ngược,
chạy xuôi lo tiền ăn học cho bốn chị em nó. …. Mà trò đời thật lắm oái oăm, cái
nghèo luôn gắn liền với cái khổ, rồi ốm đau, bệnh tật liên miên. Chị em nó lớn
lên đều học hành rất thông minh, chăm chỉ với mong muốn tiến bộ. Nhưng mà người
nào cũng bệnh tật suốt. Chỉ tội cho mẹ nó!
Vì
tham gia kinh doanh kem từ khi còn là một đứa bé. Nó hiểu sâu sắc những mặt
trái của cuộc đời và con người. Con người phân làm hai loại cơ bản, người thiện
và người ác. Người thiện thấy nó nghèo, khổ, bé nhỏ, yếu ớt thì thương xót,
giúp đỡ nó. Kẻ ác thì bắt nạt nó, gây khó rễ cho nó, lừa lọc nó, thậm chí ăn
trộm hàng của nó.
Giá
trị của con người không phải được đánh giá bằng vẻ mặt tử tế, hào hoa, phong
độ. Càng không phải ở bộ quần áo đẹp đẽ, cách ăn nói lịch sự hay bằng cấp cao,
công việc họ đang làm tốt. Giá trị của mỗi con người nằm trong nhân cách của
mỗi người. Nó thể hiện sinh động ở những việc họ có thể làm và không bao giờ
làm. Nó còn biểu hiện từ những tác động tích cực của những lời họ nói ra đối
với người khác.
Chỉ
khi là một đứa bé non nớt, yếu ớt, không có ai chống lưng tham gia kinh doanh,
nó mới có cơ hội hiểu hết trò đời, tình người. Giúp nó nhìn nhận về con người
sâu sắc hơn cả các chị nó. Nó còn nhớ một lần có một “ ông thanh niên” đẹp
trai, áo trắng bỏ thùng mua kem của nó. Vì không có tiền lẻ trả lại, nó phải
chạy đi đổi tiền. Khi quay lại, thì kỳ lạ, que kem trên tay ông ta vẫn gần như
y nguyên lúc nó chạy đi đổi tiền. Nó vui vẻ hỏi “ chú vừa mua thêm giúp cháu một que kem nữa ah?”. Cái lắc đầu cùng
câu trả lời dứt khoát: Không! Thái độ
cáu kỉnh, ông ta nói như quát nó: Đi đổi
tiền gì mà lâu thế? Tính lấy luôn tiền của tao ah? Nó uất ức phân trần, tại
cháu phải hỏi mấy chỗ thì mới đổi được tiền. Ông ta giật lấy những đồng tiền
còn lại và ngồi lên xe trong tư thế sẵn sàng phóng đi. Rồi nhanh như thỏ, ông
ta nhanh tay mở thùng kem cướp thêm của nó mấy que và lao đi. Nó kêu ầm lên và
tóm ông ta lại, làm ông ta suýt ngã! Nó nói: chú lấy thêm kem thì phải trả thêm tiền chứ? Mọi người quanh đấy
cũng xúm vào nói ông ta. Ông ta ngượng đỏ hết cả mặt nói: Ừ tao quên, rồi đưa trả nó mấy đồng lẻ tiền kem. Nó mở thùng kiểm
thì quay cua ra không chịu, vì so với số kem còn lại bị thiếu tiền. Ông ta nhất
định không chịu nhận vì số kem ông ta vừa “ cướp hụt” vẫn ở trên tay! Nó kết
luận: “ nhất định lúc cháu đi đổi tiền
chú đã ăn cắp kem của cháu”! Một cái tát trời giáng của gã thanh niên kia
vào thẳng mặt nó. Ông ta nói: Cỡ tao như
thế này mà thèm “ ăn cắp kem” của mày à? Nó chẳng vừa, có câu “ chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” mà!
Hơn nữa số kem mà ông ta lấy trộm được, tính vào số lãi của buổi sáng nay nó
làm việc. Bán cả mấy chục que kem cũng lãi có mấy trăm đồng chứ có đáng là bao!
Nó nhất định đu ông ta lại, nó chỉ ra những dấu hiệu không thể chối cãi vì việc
ông ta đã ăn hết ít nhất một que kem của nó khi nó đi đổi tiền. Mấy người hàng
xóm nhà nó lúc này cũng xúm vào làm chứng là ông ta đã lấy hai que kem của nó
ăn khi nó đi vắng. Ông ta tức bực trả tiền nó, định bớt ít vì “ ăn dấu” nó
không ngon. Nó kiên quyết không chịu, còn dọa mẹ nó sắp về sẽ bắt ông ta chịu
phạt vì tội “ ăn trộm” kem của nó ấy chứ? Ông ta sợ hãi, xấu hổ trả tiền và vội vã bỏ đi, miệng thì lầu bầu: Biết thế tao không thèm mua kem của mày nữa!
Sau
hôm ấy nó bị ốm mất mấy ngày, nghĩ thấy buồn quá. Sao những người nông dân ăn
mặc bẩn thỉu, điệu bộ quê kếch, nhìn rất nghèo khó lại không làm thế với nó. Dù
có lần nó bận đi đổi tiền còn lâu hơn hôm nay. Mà anh ta, nhìn rất bảnh bao,
giàu có. Nó hoàn toàn tin tưởng, còn nghĩ là gặp vị “ khách sộp” vậy mà!...
Mẹ đến
bên giường động viên nó, mẹ nói buôn bán kinh doanh là vậy. Mẹ ra chợ kinh
doanh cũng thế. Xã hội luôn có người tốt, kẻ xấu. Buôn bán cũng có hôm được hôm
không. Con phải ra cổng ngồi bán hàng thì mẹ mới yên tâm ra chợ buôn bán được.
Vì mẹ sợ con lại ra bờ ao nghịch ngợm, không may chết đuối thì khổ mẹ quá. Hơn
nữa, số tiền lãi nhờ việc bán kem của con cũng giúp mẹ mua thêm được khối thứ
cho cuộc sống gia đình mình. Nó lại gượng dậy, nhập hàng và bán hàng. Việc kinh
doanh của nó ngày càng to. Nó cũng biết chắt bóp, ki kết từng đồng từng hào một.
Cuối cùng mẹ sợ nó ham mê kinh doanh quá, bỏ
bê việc học, sẽ thành kẻ thất học, trong khi mẹ lại là cô giáo. Thế là mẹ tịch
thu hết cả vốn lẫn lãi của nó. Chỉ bắt nó học thôi. Tuy vậy nó rất nhớ công
việc kinh doanh của mình. Nhiều lúc buồn nó đứng ở cổng cái xưởng nhỏ của nhà
bác sản xuất kem, nhìn cảnh người ta xi sao nhập hàng, xuất hàng mà lòng nó
buồn tê tái. Nó ước nó đã giữ lại một ít tiền cho riêng mình. Thì giờ nó đã có
vốn kinh doanh, không phụ thuộc vào nguồn vốn của mẹ.
Nó đã
cố gắng để tốt nghiệp đại học như mẹ nó hằng mong muốn. Nó cũng từng đứng đầu
bộ phận thuộc nghành nghề của nó tại cơ quan, tổ chức nó làm việc. Nhưng niềm đam
mê kinh doanh vẫn luôn là lỗi khát khao trong trái tim nó. Và rồi nó tung hê
tất cả. Nó bắt tay vào kinh doanh. Nó khởi đầu bằng việc mở Siêu Thị Sơn Mê Linh - http://sieuthisonmelinh.blogspot.com/.
Công việc kinh doanh chưa thật sự thuận lợi. Nhưng nó thấy hạnh phúc khi được
thỏa mãn niềm đam mê của mình. Nó thấy tiếc rẻ cho bản thân mình. Giá nó vẫn
tiếp tục kinh doanh từ khi còn là một đứa bé. Thì có lẽ giờ nó đã trở thành một
tỷ phú rồi cũng lên! Tương lai của những đứa con là công trình của người mẹ.
Việc có một gia đình tốt là một cơ sở vững chắc cho sự thành công của mỗi
người!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment