Nếu
ta quyết tiến theo một hướng, chẳng cần quan tâm thêm bất cứ một ai, một đối
thủ hay một người bạn nào. Thì dù có đạt được mục đích, cũng là điều không tốt.
Trước hết là trong quá trình quyết tiến bước của ta đã bỏ qua quá nhiều người
bạn, người thân, … Có thể vì mục đích đang vươn tới của mình, ta đã làm tổn hại
đến họ. Hay ít ra ta làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp với họ. Đến khi thành công
rồi, ta sẽ có rất nhiều những mối quan hệ tốt đẹp khác. Rất nhiều người đến cầu
thân với ta. Nhưng một mối quan hệ chân thành, sâu sắc thì thật khó kiếm. Sống
ở đời, chỉ cần có một người bạn tri âm tri kỷ, thì kể như cũng là không uổng
phí. Trong cuộc sống có rất nhiều thứ khi đã mất đi rồi vẫn có thể làm lại.
Nhưng có những thứ mất đi rồi sẽ mãi mãi không thể làm lại nữa. Ví dụ như sức
khỏe và tình cảm chẳng hạn. Từ xưa, tình cảm vốn được ví như bát nước đầy. Nếu
lỡ tay đổ mất rồi, hỏi làm sao mà hớt lại cho đầy như xưa? Dù cố vớt vát lại
được chút nào, thì nước đó cũng đã bị vẩn đục. Hỏi làm sao còn có thể uống
được? Khi ta vì mục đích của mình, làm tổn thương tình cảm của những người
thương yêu của ta. Thì dù mục đích đó có là tốt đẹp thì vẫn là không tốt và ta
không lên làm! Mỗi người hãy biết trân trọng tình cảm của mình và của người
khác dành cho mình. Đừng vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến nó. Sau này dù
có đúng sai, trắng đen rõ ràng, thì những tình cảm bị mất đi sẽ không bao giờ
lấy lại được nữa. Đừng dùng phép thử với tình cảm, càng không nên đùa giỡn tình
cảm của người khác vì bất cứ lý do gì!
Thứ
hai, khi ta quá cương quyết thực hiện mục đích của mình, sẽ rất dễ rơi vào tầm
ngắm của các hạng tiểu nhân, bỉ ổi. Chúng nhìn con đường băng băng tiến bước
của ta mà sinh lòng ghen tị. Chúng sẽ bày trò “ chọc gậy bánh xe” để làm hại ta. Ở đời cũng có lắm kẻ rỗi hơi thích
bẻ “ cải ngồng” mà! Cuối cùng thì mục
đích ta không đạt được, mà lại làm hại đến bản thân.
Thế
lên, làm việc gì ta cũng cần thận trọng và cần có thêm người giúp đỡ. Dù lòng
có quyết tâm đến đâu thì ta cũng cần có một thái độ ôn hòa, cầu thị. Cũng chính
vì thế mà các vị quan lớn ngày xưa, hay các vị lãnh đạo ngày nay thường là
những người có thái độ ôn hòa, cầu thị. Dù họ có học vấn và quyền lực đầy mình.
Những người quá cương minh chính trực, dù tài năng đến đâu, thông thường cũng
chỉ giữ chức “phó” mà thôi. Những người ấy mà giữ chức “ trưởng” thì rất dễ làm
hỏng chuyện đại sự quốc gia! Âu đó cũng là một cách ứng xử khôn ngoan ở đời!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment