Nền học vấn nào cũng cố gắng cung cấp cho người học những
kiến thức, kỹ năng quan trọng, cần thiết, để thành công trong cuộc sống. Người
có nhiều học vấn từ cổ chí kim, từ đông sang tây đều được tôn trọng. Những suy
nghĩ, lối sống, cách cư xử của họ đôi khi là tiêu chuẩn để đánh giá người khác.
Là khuân thước của xã hội.
Ai cũng
biết, sự học là một hoạt động phi tự nhiên. Một nền học vấn cao được cả xã hội loài người tôn trọng. Một nền học vấn đúng đắn là nền học vấn gấp nhiều lần bản
năng tự nhiên của con người. Nó thể chế những bản năng tự nhiên của con người
thành văn hóa, phong tục, tập quán, như bản năng duy trì nòi giống chẳng hạn.
Nó tăng sức mạnh của con người lên bội phần như bản năng tự vệ được biến thành
cách môn võ tự vệ. Vì thế, một lẽ đương nhiên người có học sẽ có nhiều sức
mạnh, phẩm chất đạo đức, kỹ năng, khả năng, sự hiểu biết … hơn người không có
học. Người không đi học thường sống theo bản năng tự nhiên. Vì không được giáo dục định hướng đúng đắn lên họ rất dễ mắc sai lầm.
Dao có mài mới sắc.
Ngọc bất trác bất thành!
Một con
người không được mài rũa, tôi rèn trong thử thách, uấn nắn, định hướng kịp thời,
thì sẽ trở nên hoang rậm. Cuộc sống thực tế của họ không khác loài thú bao xa. Tuy
vậy, một người có học vấn cao siêu phải yêu được hết thảy những gì thuộc bản
năng tự nhiên của con người, và muôn loài sinh vật trên trái đất. Vì đấy là cái
gốc của mọi sự lý ở đời. Các tiêu chuẩn tốt, xấu, đúng sai của con người phụ
thuộc vào hoàn cảnh, địa vị xã hội, chế độ xã hội … Nhưng những bản năng tự
nhiên của loài người từ nhiều nghìn đời nay vẫn thế.
Một nền học vấn đúng đắn sẽ không triệt tiêu
bản năng của loài người, mà nó gia tăng sức mạnh từ bản năng thành những kỹ
năng, kỹ xảo. Người đi học chân chính sẽ tài giỏi hơn người không đi học, nhưng
không khinh ghét họ mà bao dung họ. Người làm được như thế sẽ có cuộc sống rất
thoải mái, hạnh phúc, được nhiều người yêu mến kính trọng trong xã hội.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment