2014-11-23

Dân Văn Phòng



             Nhìn bề ngoài thì những người làm công việc văn phòng luôn có vẻ nhàn tản, sạch sẽ, tinh tươm. Nhưng thực chất môi trường làm việc văn phòng tạo cho người nhân viên rất nhiều áp lực.
               Đầu tiên phải kể đến là áp lực từ sếp. Vì những người làm việc ở văn phòng thường thì luôn kề cận sếp. Chẳng ai cảm thấy thoải mái khi luôn làm việc bên cạnh người luôn soi mói, đánh giá kết quả công việc, và có thể cho mình thôi việc bất cứ lúc nào mình muốn cả. Yêu cầu của sếp đối với các nhân viên rất cao. Cách anh chị nhân viên thường thì phải căng mình thể hiện bản thân, lấy lòng sếp và cả gia đình của sếp.
                 Thứ hai là áp lực từ công việc. Dù làm công việc nào cũng có áp lực công việc. Nhưng áp lực công việc của dân văn phòng mới thật nhiêu khê. Những việc sếp giao luôn nhiều. Đôi khi còn bị đồng nghiệp phá đám, chơi sỏ. Không gian làm việc nhỏ hẹp, chật hội, khiến cho cảm xúc của họ chẳng thể thăng hoa. Cộng với lượng từ trường và bức xạ rất lớn từ các thiết bị như máy vi tính, máy in, máy fax, máy photo …  Điều này khiến dân văn phòng thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, có khi còn chán nản. Hơn nữa công việc của họ cũng không ổn định. Hôm nay họ có thể làm cho công ty này, ngày mai đã làm cho một công ty khác. Công việc của họ mất có thể do họ tự bỏ vì chán, vì bất đồng với đồng nghiệp, vì không tin tưởng vào sếp và sự phát triển của công ty. Hoặc có thể bị mất việc vì sếp muốn đưa anh em, bạn bè, họ hàng, … vào làm việc trong công ty.
                   Ngoài ra, môi trường làm việc lịch sự sang trong luôn khiến các nhân viên văn phòng phải đầu tư cho hình thức. Những bộ váy áo đắt tiền. Những phụ kiện đắt đỏ như đồng hồ, túi sách, dày dép, mỹ phẩm … luôn chiếm một phần không nhỏ trong quỹ chi tiêu của dân văn phòng.
                Một mặt, dân văn phòng phải đến công sở hàng ngày. Với những người nhà gần còn đỡ. Những người nhà xa thì khoảng chi phí xăng xe đi lại là khá tốn kém.
                Vì môi trường làm việc ít vận động, khi vận động thì lại vận động theo xu hướng khá lệch lạc. Nên dân văn phòng thường khá thư sinh, yếu ớt rất hay mắc vào các loại bệnh tật. Mà như các cụ ta ngày xưa có câu: Không ốm đau làm giàu thì mấy!?
                Chốt lại thì tiền lương sau khi trừ đi các khoản chi phí, để có thể là một dân vănphòng sành điệu thì chẳng đáng là bao. Có khi còn chẳng bằng thu nhập của một người nông dân làm ăn tài giỏi. Sau khi qua đời, người nông dân tài giỏi để lại đất đai, máy móc nông cụ, gia súc … cả sự nghiệp làm ăn sinh sống của mình cho con cháu. Còn dân văn phòng chẳng để lại cho con cháu được gì cả. Chỉ nói được một câu: “ Đời cua cua xoáy, đời cáy cáy đào” mà thôi!
                                                            Tác giả: Phạm Thị Hợi



Xem thêm các bài viết
 
>> Phong Tục, Tập Quán
>>Học Cái Gì Để Thành Công?
>>Người Điềm Tĩnh Là Người Có Tư Chất Cao Nhất!
>> Giục Tất Thì Bất Đạt
>> Tham Thì Thâm
>> Làm Bạn Với Cọp
>> Người Có Tính Thận Trọng
>> Bản Chất Của Con Người
>> Ơn Nghĩa Thầy, Cô
>> Nghề Làm Thầy
>>Nó
>>Nó @
>>Con Cánh Cam

No comments:

Post a Comment