Các cụ ta xưa kia có câu: Dụng
nhân như dụng mộc. Để nói về thuật dùng người của người xưa. Đấy là một
trong những bài học kinh điển về thuật dùng người từ ngàn đời nay.
Dụng nhân như dụng mộc. Ý nói
mỗi người đều tốt xấu khác nhau. Người này mạnh chỗ này nhưng sẽ yếu ở chỗ
khác. Con người vốn không hoàn hảo. Đa phần được mặt lọ sẽ mất mặt kia. Nhiệmvụ của người lãnh đạo là phải biết kết nối các mặt mạnh của các cá nhân trong
tập thể thành một khối thống nhất và bền vững. Biết hạn chế tối đa các mặt yếu
của các cá nhân. Cũng cần biết phát huy các mặt mạnh của mỗi cá nhân. Đôi khi
cũng cần biết khéo léo lợi dụng mặt yếu của mỗi cá nhân vào đúng vụ việc và
tình huống cần thiết để đem lại lợi ích.
Vì khi ta bỏ tiền ra thuê người lao động. Thì đương nhiên ta phải làm sao để sử dụng hết công năng của người lao động đó cho mục đích của ta.
Vì khi ta bỏ tiền ra thuê người lao động. Thì đương nhiên ta phải làm sao để sử dụng hết công năng của người lao động đó cho mục đích của ta.
Cũng giống như người thợ mộc, khi
bỏ tiền ra mua một cây gỗ. Ông ta sẽ khéo léo làm sao để sử dụng hết 100% cây
gỗ đó để lợi ích của mình đạt được mức
tối đa. Ví dụ như những phần gỗ quá mềm, vỏ gỗ, cành cây thì sẽ dùng làm củi
đun. Những phần gỗ không cứng lắm sẽ đóng các thứ như đốc tủ, mặt bàn, cánh cửa
... vì chúng không phải chịu lực tác dụng lớn. Những phần chịu lực lớn như chân
đế tủ, chân bàn, chân giường ... thì đương nhiên ông ta sẽ dùng phần gỗ ở gốc
cây, hay gỗ ở lõi giữa của thân cây. Vì đấy là phần gỗ chắc bền nhất của cây
gỗ. Những mùn cưa sinh ra từ quá trình cưa, cắt ra sẽ được dùng làm chất đốt hay
nuôi trồng nấm...
Đối với con người cũng thế. Dù là
người có tố chất điềm tĩnh hay nóng nảy, học nhiều hay học ít ... thì đều có
những việc rất phù hợp với họ. Giúp họ không những phát huy hết khả năng bản
thân mà còn đem lại hiệu quả công việc tuyệt vời trong công việc mà ta đang
cần.
Khi sử dụng người hãy yêu thương, bao dung và tin tưởng vào họ. Dùng đạo
đức và trí tuệ của ta khai sáng cho họ. Tin tưởng và giao trách nhiệm cho họ.
Làm được như vậy, người lao động sẽ cảm thấy mình có giá trị, được tin tưởng.
Họ sẽ dốc hết sức để làm việc cho công ty. Khi được giao nhiệm vụ lớn, lại có
ta đứng đó làm chỗ dựa tinh thần. Người lao động chắc chắn sẽ làm tốt công việc
hơn cả khả năng của họ vốn có. Điều ấy
tất nhiên là có lợi cho ta. Thế mới nói: nếu không là người rộng lượng bao dung,
không có trí tuệ và đạo đức tốt. Thì không thể là người lãnh đạo giỏi được.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment