Vô tư - đấy là tính xấu
hay tốt? Một cô gái vô tư nhiều quá sẽ trở nên ... vô duyên. Mà đã vô duyên thì
chẳng có ai kết hôn với cô ta cả. Thế là cô ta sẽ độc thân và cứ vô tư như thế
đến hết cuộc đời. Cả đời cô đi qua, những việc cô làm đều rất " vô
tư", cô đã chẳng có cái gì và làm cái gì gọi là " riêng tư" cả.
Cô vô tư cả chuyện tình yêu, vô tư cả người đàn ông mà tạo hóa đã ban cho mình. Có lẽ
cô chỉ yêu theo bản năng của một con người. Thế nên cô quá vô tư tin tưởng
và tận hưởng hạnh phúc của tình yêu đó đem lại. Cô không có kế hoạch biến anh
thành của riêng mình. Cô không có kế hoạch bảo vệ anh khỏi những người phụ nữ
khác. Mọi việc diễn ra cô cứ " vô tư" chấp nhận. Rồi cô cũng chẳng vô
tư được nhiều nữa. Khi cô để mất anh về tay một con " chuyên ăn cắp"!
Cô nhận về cho riêng tư của mình một nỗi đau vô tận.
Đã có bao nhiêu người
thầm ao ước được trở về thời hồn nhiên, vô tư con trẻ. Khi ấy chúng ta chỉ là
những đứa bé. Không biết trời cao, đất rộng là gì. Thế giới của chúng ta chỉ là
gia đình và nhà trường. Ta hồn nhiên vô tư cười nói, đùa giỡn với chúng bạn. Có
lẽ " ngu si hưởng thái bình muôn thủa", thế nên chúng ta luôn cảm
thấy thật hạnh phúc.
Rồi chúng ta lớn lên, tâm
sinh lý đều trở nên khác biệt. Cuộc sống cho ta những va đập cần thiết để rồi
chúng ta trưởng thành. Chúng ta nhìn trước được những nguy cơ tai họa mà lo
lắng. Chúng ta có những nuối tiếc về quá khứ mà đau khổ. Chúng ta có những
trách nhiệm và bổn phận trong thực tại để luôn phấn đấu.
Giữa bộn bề của cuộc
sống, chúng ta nhận ra mình không còn hồn nhiên và vô tư được nữa. Quỹ thời
gian một ngày cho 24 tiếng, chúng ta phải căn ke rất rõ ràng cho những công
việc cụ thể. Những người bạn, người thân, đối tác, xếp, đồng nghiệp ... chúng
ta chơi với họ cũng không còn vô tư nữa. Chúng ta thiết lập mối quan hệ
hay chơi bời với ai cũng vì những mục đích và quyền lợi nhất định. Và đôi khi
cuộc sống như muốn nghẹt thở. Và chúng ta lại khao khát sự vô tư, hồn nhiên trong sáng ngày nào. Nhưng đó chỉ
là quá khứ! ...
Với những người đã ba
mươi, ba mốt tuổi đầu. Theo các cụ xưa thì là tuổi đã phải lập thân, lập
nghiệp. Đã trưởng thành mà vẫn hồn nhiên vô tư như đứa trẻ thì đó là một
sự " thiểu năng về tâm hồn và trí tuệ". Có thể họ đã chịu rất nhiều
tổn thương khi còn thơ bé, thế là khi đã đến tuổi trưởng thành nhưng họ vẫn mãi
là một đứa trẻ con lớn. Họ vẫn thích mình hồn nhiên và vô tư như đứa trẻ. Vầ vì
là đứa trẻ lên họ vẫn chẳng làm nổi một việc gì lớn lao cả. Có thể họ vẫn ăn bám
mẹ cha và nghe theo sự sai bảo của người khác. Chẳng có gì là sự tự chủ và bản
lĩnh cá nhân cả. Họ sẽ không bao giờ có nổi tình yêu, gia đình và hạnh phúc
thật sự. Bởi vì họ luôn quá vô tư và chẳng có chút gì riêng tư cả.
Tư lợi một cách quá mức
là một điều xấu, bị mọi người trong mọi chế độ xã hội từ cổ chí kim chê cười và
không thể chấp nhận được. Nhưng ở một mức độ nào đó thì nó là một điều cần thiết và tất yếu
của cuộc sống. Theo bản năng con người thường hành động vì lợi ích. Nếu
chúng ta cứ vô tư trong cách cư xử, các mối quan hệ, công việc ... thì chúng ta
tự bào mòn và đánh mất một bản năng sống quan trọng của mình. Vì thế cái ta ta nhận được sẽ chỉ là sự đau khổ, đói nghèo và cô đơn thôi.
Việc gì cũng có mức độ và
thời điểm của nó. Nếu khi còn bé mà chúng ta quá riêng tư thì đó là một sự lệch
lạc về tâm sinh lý. Nhưng khi đã trưởng thành rồi mà chúng ta vẫn luôn hồn
nhiên vô tư như đứa trẻ thì chúng ta cũng đang bị thiểu năng về tâm lý và trí
tuệ mất rồi. Nhưng vì chúng ta đã lớn nên chẳng ai nói với chúng ta cả. Mọi thứ
có giá trị ở trên đời mà người đời luôn khao khát kiếm tìm như: Hạnh phúc, tình
yêu, tiền bạc, công danh ... đều không có cái gì mà ta cứ vô tư được hưởng, vô
tư có mãi được. Tất cả đều do những lỗ lực, cố gắng, quyết tâm, bảo vệ, và cả những
bản kế hoạch hoàn hảo để tranh đoạt lấy nó. Vì thế xin người đừng có vô tư khi
đã trưởng thành. Bạn mà như thế sẽ mãi chẳng có cái gì riêng tư đâu. Sẽ mãi chỉ
là sự hư vô trong cuộc đời này.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment