Thạch Đà giờ đã khác xưa.
Đường phố hàng quán mọc nên lố nhố. Trên đường thì lúc nào cũng dầm dập tiếng
động cơ xe máy và ô tô. Chợ thì đông đúc và ngất ngú đủ mọi loại hàng hóa từ
khắp bốn phương tập hợp tới. Kinh tế của các gia đình ở Thạch Đà ngày càng khấm khá.
Nhà cửa được xây mới và sửa sang khang trang đẹp đẽ. Người Thạch Đà có lẽ cũng
vì thế mà trở nên rộng lượng và vui vẻ hơn. Họ trở nên trẻ trung, hào hoa,
phong nhã dù tuổi đã cao, con đã lớn. Đám thanh niên thì trông rất sành điệu.
Những cô gái với những chiếc quần sóc ngắn và áo phông đủ loại thông thoáng vui
vẻ, điệu đà đi chơi với bạn trai.
Họ không biết rằng, cũng
chính mảnh đất Thạch Đà yêu dấu này.
Cách đây chưa đến 20 năm. Hình ảnh một cô gái mặc quần sóc dù có dài hơn của các cô này rất nhiều, mà để cho người qua đường nhìn thấy thì đã là một hiện tượng rất lạ. Mọi người sẽ coi đó là biểu hiện của một cô gái thiếu đứng đắn, cố ý khêu gợi đàn ông. Nông thôn khi ấy rất nghèo. Cuộc sống đa phần chỉ dựa vào cây lúa và những đồng tiền công từ việc làm thợ vữa, thợ phụ hồ vất vả. Tình yêu đối với các cặp trai gái trong làng thời đó được coi là hết sức xa xỉ. Vì đa phần các chàng thanh niên phải đi làm xa, theo các công trình xây dựng, nay đây, mai đó. Các cô gái không đi phụ vữa cùng thì ở nhà làm nông nghiệp giúp đỡ gia đình, hay mở hiệu buôn bán hoặc may vá nhỏ. Thường là tết về, do người mối lái chỉ trỏ. Gia đình người con trai đến hỏi ý gia đình nhà gái xem họ có muốn làm thông gia với nhà mình không? Chỉ cần nhận được cái gật đầu là chàng trai đến xem mặt và thưa chuyện với gia đình nhà gái. Hôm sau họ đã làm lễ ăn hỏi. Hôm sau nữa đã là lễ cưới. Họ bảo với nhau rằng: Hỏi cưới thì phải liền tay, tránh để lâu ngày lắm kẻ gièm pha. Toàn bộ quá trình dạm hỏi và gặp mặt, ăn hỏi và cưới gần như chỉ diễn ra trong ba ngày. Về tài chính thì đương nhiên là nhà trai gần như phải lo hết cho cả hai bên gia đình. Tình yêu của các đôi trai gái đó, có thể có nảy sinh trong hôn nhân, có thể không. Nhưng họ vẫn sống bên nhau bằng bổn phận và nghĩa vụ làm chồng, làm vợ. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số gia đình bị sứt mẻ vì cảnh vợ lẽ con thêm của chồng. Nhưng những người phụ nữ của làng từ nhiều đời nay, vẫn là những người thủy chung son sắt. Cả đời chỉ biết thờ chồng nuôi con. Họ vẫn sống, chờ đợi và hi vọng người đàn ông của mình quay về.
Cách đây chưa đến 20 năm. Hình ảnh một cô gái mặc quần sóc dù có dài hơn của các cô này rất nhiều, mà để cho người qua đường nhìn thấy thì đã là một hiện tượng rất lạ. Mọi người sẽ coi đó là biểu hiện của một cô gái thiếu đứng đắn, cố ý khêu gợi đàn ông. Nông thôn khi ấy rất nghèo. Cuộc sống đa phần chỉ dựa vào cây lúa và những đồng tiền công từ việc làm thợ vữa, thợ phụ hồ vất vả. Tình yêu đối với các cặp trai gái trong làng thời đó được coi là hết sức xa xỉ. Vì đa phần các chàng thanh niên phải đi làm xa, theo các công trình xây dựng, nay đây, mai đó. Các cô gái không đi phụ vữa cùng thì ở nhà làm nông nghiệp giúp đỡ gia đình, hay mở hiệu buôn bán hoặc may vá nhỏ. Thường là tết về, do người mối lái chỉ trỏ. Gia đình người con trai đến hỏi ý gia đình nhà gái xem họ có muốn làm thông gia với nhà mình không? Chỉ cần nhận được cái gật đầu là chàng trai đến xem mặt và thưa chuyện với gia đình nhà gái. Hôm sau họ đã làm lễ ăn hỏi. Hôm sau nữa đã là lễ cưới. Họ bảo với nhau rằng: Hỏi cưới thì phải liền tay, tránh để lâu ngày lắm kẻ gièm pha. Toàn bộ quá trình dạm hỏi và gặp mặt, ăn hỏi và cưới gần như chỉ diễn ra trong ba ngày. Về tài chính thì đương nhiên là nhà trai gần như phải lo hết cho cả hai bên gia đình. Tình yêu của các đôi trai gái đó, có thể có nảy sinh trong hôn nhân, có thể không. Nhưng họ vẫn sống bên nhau bằng bổn phận và nghĩa vụ làm chồng, làm vợ. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số gia đình bị sứt mẻ vì cảnh vợ lẽ con thêm của chồng. Nhưng những người phụ nữ của làng từ nhiều đời nay, vẫn là những người thủy chung son sắt. Cả đời chỉ biết thờ chồng nuôi con. Họ vẫn sống, chờ đợi và hi vọng người đàn ông của mình quay về.
Ngày nay các cặp trai gái
đa phần gặp nhau, yêu nhau rồi mới cưới. Họ cho ra đời những thiên thần bé nhỏ
và cùng nhau chăm sóc chúng. Nhiều gia đình cũng không lấy việc đi khắp bốn
phương kiếm tiền là điều tất yếu. Họ cũng quan tâm thật nhiều đến cuộc sống
tinh thần của cả đại gia đình. Nhiều người đã tập trung buôn bán, kinh doanh ở
làng và đã rất thành công. Gần đây có thêm xe ô tô của siêu thị BigC chạy qua
làng đón và trả khách. Những hội chợ hàng tết của Siêu Thị BigC diễn ra ngay tại làng
giúp những người dân quê quanh năm chỉ biết đến cây lúa, ruộng rau mở mang tầm
mắt.
Bọn trẻ đang tuổi đi học thì rất được chăm lo và giáo giục. Nhìn bọn chúng
đẹp tươi trong những chiếc áo đồng phục trắng muốt mà tôi cứ nghĩ bọn chúng là
người Hàn Quốc hay Nhật Bản gì đó. Đó là một lời hứa có bảo đảm cho một thế hệ
tương lai của người dân Thạch Đà tốt đẹp. Thạch Đà sẽ ngày càng giàu và
đẹp hơn. Sẽ lại trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và buôn bán của cả một
vùng ven sông Hồng. Nhất là khi Thạch Đà có quyết định trở thành thị trấn. Bệnh
viện lớn với quy mô vài trăm giường bệnh đang được đi vào hoàn thiện. Đồn công
an huyện đã đặt tại xã góp phần bảo vệ an ninh trật tự trong toàn xã. Trục
đường 38 xuyên qua xã đã có quyết định mở rộng thêm 20 m. Trường học của các
cấp đang được xây mới và hoàn thiện. Chắc khoảng 10 năm nữa, Thạch Đà sẽ trở
thành đô thị với rất nhiều sự tiện lợi của điện, đường, trường trạm ...
Người dân Thạch Đà sẽ thêm tự hào và yêu mến quê hương của mình hơn!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment