2014-09-14

Giá trị nhân văn sâu sắc của phiên Chợ Tình Khâu Vai

                     Chợ tình Khâu Vai có lẽ là phiên chợ độc đáo nhất của không chỉ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Nó trở thành một nét văn hóa truyền thống hết sức đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Từ việc cảm phục tình yêu chân thành và sâu sắc của đôi trai gái năm xưa. Họ đã cao thượng hi sinh tình yêu của mình để dân hai làng được trở lại yên bình. Máu và nước mắt của những con người vô tội không đổ nữa. Nhưng cuộc đời có thể chia đôi hai người họ, còn trái tim họ luôn hướng về nhau. Để rồi, mỗi năm họ hẹn gặp nhau một lần tại ngọn núi Khâu Vai hẻo lánh, hoang vu. Họ nhìn nhau cho thỏa lỗi nhớ, họ hỏi thăm nhau cho thỏa sự quan tâm, và họ khóc cùng nhau cho thỏa nỗi tủi hờn của những ngày tháng sống thiếu sự nâng đỡ của đôi cánh tình yêu. Rồi họ lại động viên nhau hoàn thành những nghĩa vụ và bộn phận trong cuộc sống riêng của mỗi người. Đó là những lời động viên vô cùng quý giá, một nguồn cổ vũ và sức mạnh to lớn cho cuộc sống hiện tại của mỗi người.

C     Từ câu chuyện tình cảm động của hơn một trăm năm về trước này. Hòa cùng tâm lý hoài niệm luôn có trong mỗi con người. Cộng với những chuyện tình trắc trở có thật luôn hiện hữu trong mọi tầng lớp xã hội không kẻ xưa và nay. Và cả lối sống bao dung, trọng tình của đồng bào các dân tộc vùng cao Hà Giang. Phiên Chợ Tình Khâu Vai đã chính thức ra đời để trở thành nơi gặp gỡ, giao duyên giữa những người đã, đang và sẽ yêu nhau. Nó trở thành một nét đặc sắc rất độc đáo của nếp văn hóa nơi đây làm say đắm lòng người trên khắp cả nước.
                   Ai có thể ngờ, trên những ngọn núi cao chót vót trùng điệp kia. Nơi đời sống của đồng bào ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống đa phần chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vậy mà quanh họ chỉ có đá là nhiều. Nguồn nước thì khan hiếm. Điều kiện sản xuất nông nghiệp của họ rất khó khăn. Đời sống vật chất của họ rất thiếu thốn. Vậy mà họ lại có một nét văn hóa nhân văn và độc đáo và sâu sắc đến vậy. Sự bao dung, cảm thông và chia sẻ của những con người nghèo khó đã trở thành một tập tục. Và đặc sắc là họ chia sẻ cả chuyện tình yêu! Thứ tình cảm mà ai cũng chỉ muốn sở hữu cho riêng mình.
                 Ở trên đời, không phải ai yêu nhau cũng lấy được nhau với muôn vàn lý do khác nhau. Không phải mối tình đầu của ai cũng trở thành vợ chồng. Thế nên trong mỗi người luôn có một người cũ ản hiên.Tâm lý " con cá mất là con cá to" khiến những người đã từng có một tình yêu đẹp luôn khao khát tìm lại người xưa trong sự nuối tiếc khôn nguôi. Sự hoài niệm về quá khứ trong mỗi con người là một tâm lý hết sức bình thường. Chỉ có điều, cuộc sống đã kéo mỗi người đi một hướng khác nhau. Trong khi trong trái tim họ luôn có nhau. Đôi khi họ sẽ thấy mệt mỏi và kiệt sức vì luôn phải quên đi chính bản thân mình. Quên đi tình yêu của mình. Và họ sẽ đến với Chợ Tình Khâu Vai, tìm gặp lại người xưa trong một đêm ngắn ngủi. Để hai tâm hồn thêm một lần hòa hợp, nguồn năng lượng từ trong sâu thẳm tâm hồn trong mỗi con người được hồi sinh. Và rồi họ lại trở về với bổn phận và trách nhiệm của cuộc sống hàng ngày.
                 Chỉ một đêm trong một năm cũng đã làm ấm lại lòng những đôi trai gái yêu nhau thật sự nhưng không có duyên phận được sống bên nhau. Giống như Ngưu Lang, Chức nữ mỗi năm chỉ gặp nhau có một lần trên cầu Ô Thước. Đã là tình yêu chân thành thì luôn nhận được sự bao dung của mội người và sự trở che của thượng đế. Nhưng sự bao dung đến mức, mỗi năm vợ chồng dắt nhau đến chợ tìnhKhâu Vai, rồi mỗi người đi về một hướng để tìm về với người yêu xưa thì thật là độc đáo và hết sức đáng trân trọng và hình như chỉ có ở cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang. Chỉ nhưng con người có trái tim nhân hậu bao la, sự cảm thông chân thành sâu sắc và tình yêu thật lớn với người vợ, người chồng của mình mới làm được như thế.

                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết




No comments:

Post a Comment