Tôi rất nhớ một câu truyện của một nhà giáo dục nổi tiếng ngày xưa tôi từng biết. Ông
ấy là một nhà giáo dục thiên tài, và cũng là một nhà từ thiện lớn. Một lần ông
ấy kể với tôi về việc ông đi tuyển dụng những đứa trẻ bụi đời trên đường phố về
khu nhà ở từ thiện của ông để được sống và học tập miễn phí. Trong những năm 80
của thế kỷ trước, đất nước tôi mới trải qua chiến tranh nên rất nghèo. Cuộcsống của nhân dân vô cùng khổ cực. Một gia đình công chức trong xã hội còn bị
thiếu đói, thì nói gì đến những người dân lao động tự do. Trẻ em sống lang
thang trên đường phố rất nhiều. Chúng sống bằng nghề bán hàng rong, đánh giày,
và trộm cắp ... Xuất thân của chúng có từ đủ các thành phần trong xã hội. Có
nhiều đứa là trẻ mồ côi, có đứa do bố mẹ ly hôn, có đứa do cuộc sống vất vả,
đói nghèo ở thôn quê nên chúng ra thành phố lang thang kiếm sống, và gửi được
một ít tiền về quê giúp đỡ gia đình. Xét về hoàn cảnh và điều kiện sống thì đứa
bé nào cũng đáng thương, đứa bé nào cũng cần được giúp đỡ. Nhưng vì kinh phí có
hạn, và không phải đứa trẻ nào cũng còn có cơ hội dạy bảo đươck nữa. Nên ông ấy
chỉ có thể cố gắng lựa chọn ra những đứa trẻ vẫn còn có thể khóc trước những
nỗi đau để đón về cô nhi viện nuôi dưỡng, giáo dục.
Mới nghe hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì điều
này. Vì việc khóc hay cười của một đứa trẻ là việc rất tự nhiên. Nhưng với
những đứa trẻ sống lang thang trên đường phố thì khác. Do môi trường sống quá
khó khăn, chúng không được nhận tình yêu thương của bất cứ ai, lại còn bị chà
đạp và đối xử không công bằng. Nên tâm hồn của chúng dần dần trở nên chai lì.
Chúng không còn có thể khóc vì những nỗi đau của bản thân. Chúng càng không thể
khóc vì lòng thương cảm với những người khác. Những đứa trẻ như thế, khi lớn
lên, chúng rất dễ trở thành người nhẫn tâm, hoặc trở thành những tên tội phạm
nguy hiểm trong xã hội. Với những đứa trẻ còn có thể khóc, tâm hồn của chúng
vẫn còn có sự nhạy cảm. Trái tim của chúng vẫn còn thổn thức những yêu thương,
buồn tủi. Thì chúng còn có có thể đón nhận ánh nắng mặt trời từ thế giới. Nên
có thể đào tạo chúng trở thành những công dân tốt cho xã hội được.
Tôi nghĩ cách nhân định về con người của
ông ấy rất đúng. Xét ở một khía cạnh nào đấy, thì mỗi chúng ta, trên đường đời
của mình cũng có khác gì những đứa trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố kia?
Chúng ta cũng gặp biết bao khó khăn, vất
vả, sự áp bức, và sự bất công. Theo thời gian, chúng ta cũng dần chai lỳ với sự
bất hạnh của cuộc đời mình. Đấy cũng là lúc chúng ta không còn cố gắng để vượt
qua sự bất hạnh đó nữa. Chúng ta đã chấp nhận nó, và để mặc nó hủy diệt cuộc
sống của chúng ta. Thường thì khi người ta càng gặp nhiều khó khăn, bất hạnh
trên đường đời. Và khi tuổi tác con người cao hơn. Tâm hồn người ta ít nhạy cảm
hơn. Trái tim người ta ít yêu thương hơn. Cho nên sự học hỏi và làm mới bản
thân cũng ít hơn. Người ta sẽ già hơn, và chết đi. Vì thế, chúng ta hãy giữ mãi
ngọn lửa yêu thương trong trái tim mình. Tuổi càng cao, chúng ta càng yêu
thương những người khác mãnh liệt và sâu sắc hơn. Tình yêu thương là tuổi trẻ
của tâm hồn bạn. Bạn không thể ngăn cản sự lão hóa của cơ thể mình. Nhưng bạn
hoàn toàn có thể giữa mãi tuổi trẻ trong tâm hồn mình. Tình yêu thương là giá
trị cao quý nhất trong tâm hồn mỗi con người. Hãy trân trọng nhưng rung động
yêu thương của bản thân, và của cả những người khác trên thế giới này. Đó là
một vẻ đẹp vĩnh hằng của cả vũ trụ.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment