2016-03-01

5 yếu tố quan trọng tạo lên một nhà lãnh đạo tài giỏi

        Gần như ai trong chúng ta cũng từng ước mơ trở thành một người lãnh đạo. Bởi vì một người lãnh đạo thường được nhiều người yêu mến và kính trọng. Họ có nhiều quyền lực, và tiền bạc. Vị trí trong cơ quan, tổ chức và trong xã hội của họ rất cao. Ý kiến và quyết định của họ buộc mọi người phải suy nghĩ kỹ và nghe theo. Hãy hỏi ước mơ của những đứa trẻ, tôi tin rằng không một đứa trẻ nào có ước mơ trở thành một người làm thuê. Vậy những yếu tố nào trong nhân cách của một con người sẽ giúp họ trở thành một người lãnh đạo? Theo tôi, những yếu tố để tạo lên một nhà lãnh đạo có rất nhiều. Nhưng tôi chắc chắn rằng một nhà lãnh đạo giỏi phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

        Thứ nhất đó là khả năng truyền cảm hứng. Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là một người lao động giỏi. Mà người đó là người truyền cảm hứng cho những người khác hăng say lao động, tạo ra hiệu suất lao động cao. Muốn có khả năng này, người lãnh đạo phải thật sự có tài năng sai khiến những người khác. Họ phải chiếm được tình yêu thương và sự kính trọng của các nhân viên. Để họ cố gắng hết lòng, hết sức phục vụ người lãnh đạo. Trong thực tế có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng, hay trong các công sở. Khi có mặt nhà lãnh đạo ở đó, mọi người làm việc rất chăm chỉ và cố gắng tạo ra năng suất lao động cao. Nhưng khi không có mặt nhà lãnh đạo ở đó, họ bỏ bê và lười biếng trong công việc, làm cho hiệu suất lao động sụt giảm. Một người lãnh đạo tài giỏi sẽ lãnh đạo bằng tình yêu thương. Còn người không có tài lãnh đạo, họ buộc phải có một hệ thống quy định, luật lệ chặt chẽ để kìm chế những mặt bất lợi, phát huy những mặt có lợi trong đội ngũ nhân viên để tạo ra hiệu suất lao động cao. Một nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ kết hợp cả hai yếu tố này để tạo ra hiệu suất lao động như mình mong muốn!
       Thứ hai là tính trách nhiệm. Dù là bất kỳ ai, dù chúng ta làm bất cứ công việc gì, thì chúng ta cần có trách nhiệm đến cùng với những việc mình đã làm. Một nhà lãnh đạo thì ngoài những trách nhiệm với hành động của bản thân, họ còn phải có trách nhiệm với với công việc của cấp dưới, và cả với cộng đồng. Một người không có trách nhiệm với những việc mình đã làm sẽ không được xã hội chấp nhận. Họ không thể trở thành một nhà lãnh đạo được.
      Thứ 3 là sự nghỉ ngơi. Một nhà lãnh đạo không phải là người chỉ biết đến công việc. Nếu họ làm như thế, thì sức lực của họ sẽ bị cạn kiệt, đầu óc căng thẳng, tính tình sẽ trở nên rất khó chịu. Và một người không biết chăm lo tốt cho bản thân, thì rất khó có thể chăm lo tốt cho người khác trong một thời gian dài. Sự nghỉ ngơi là rất quan trọng. Nhất là khi con người bị căng thẳng, áp lực công việc cao! Nó giúp cho sức khỏe người lãnh đạo được phục hồi, tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn. Khoa học đã chứng minh người lao đông được nghỉ ngơi sẽ tạo ra  hiệu quả lao động cao hơn những người lao động không được nghỉ ngơi.
     Thứ  4 là tính kỷ luật cá nhân và tinh thần lạc quan sáng tạo. Một người lãnh đạo mà bản thân không biết tự tổ chức cuộc sống cá nhân được tốt, sẽ không bao giờ có được lòng tin yêu và sự kính phục của những người khác. Họ là người đứng đầu, là người làm gương, là người dẫn đường cho những người khác. Vậy mà họ không chín chắn, hôm nay thế này, ngày mai thế khác, làm việc không có giờ giấc và quy củ, trật tự, thì làm sao có thể buộc người khác đi vào một khuân khổ kỷ luật? Là người lãnh đạo mà tinh thần của họ luôn yếu đuối, bi lụy, lo lắng, sợ hãi thì làm sao có thể truyền cảm hứng cho nhân viên? Một nhà lãnh đạo không sáng tạo theo cách riêng của mình, mà chỉ làm theo những cách của người khác thì làm sao có thể làm cho các nhân viên tôn phục? Họ cũng sẽ không thể phát huy hết được tinh thần sáng tạo trong nhân viên.
       Thứ 5 là con mắt nhìn người. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo lên một nhà lãnh đạo thành công. Một nhà lãnh đạo giỏi phải nhìn ra năng lực và khả năng của mỗi nhân viên. Họ cần biết đặt mỗi người vào đúng vị trí của họ, giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân cho công việc. Họ phải nhìn ra suy nghĩ và mong muốn của những nhân viên để có những biện pháp quản lý, lãnh đạo tốt!
                                                              Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

No comments:

Post a Comment