2016-03-18

Cách để trở thành nhà quản lý khôn ngoan

     Nhiều khi trong cuộc sống,không phải cái gì chúng ta cũng cần phải phân biệt đúng hay sai một cách rõ ràng. Mà nhiều khi những lỗi sai không phải thuộc về cơ bản, có tác hại lâu dài của những người khác với chúng ta, chúng ta hãy khoan dung bỏ qua. Dù bạn thông minh và tài giỏi nhiều đến đâu. Bạn cũng không nên dùng cái tài đó của bản thân mình để tìm mọi lỗi sai của những người khác. Rồi bắt họ phải trả giá về những lỗi sai ấy. Bạn mà làm như thế, sẽ không ai muốn gần gũi và yêu thương bạn cả. Lòng tự ái của mỗi người giống như một kho thuốc súng. Còn sự phê bình của những người khác giống như một mồi lửa. Khi kho thuốc súng đó nổ, cả người bị phê bình, và người đi phê bình đều bị tổn thương.

      Dù biết rằng sự thông minh tài giỏi của chúng ta là để quản lý những người khác. Buộc những người khác đi theo những con đường đúng đắn của xã hội. Buộc họ phải trả giá cho những sai lầm lớn của họ. Nhưng cái gì cũng kiểm tra giám sát, lỗi lớn, lỗi nhỏ để trị người ta. Thì sợ rằng sẽ khiến cho người bị quản lý sẽ cảm thấy bức xúc, khó chịu. Và thật lòng họ không thể yêu thương, kính trọng một người quản lý như thế. Vì một người quản lý như thế không có lòng độ lượng bao dung. Nên nhân viên sẽ không phục. Người quản lý mà làm như vậy là tự đánh mất đi sự khôn ngoan của mình.
       Con người là một cỗ máy sinh học hoàn hảo nhất trong tự nhiên. Các hành vi của con người,ngoài việc chịu sự điều chỉnh trực tiếp của não bộ. Thì tâm hồn, trái tim, tình cảm … của người đó cũng khiến người ta làm ra những việc vĩ đại. Cho nên việc quản lý một tập thể những con người được xem là công việc khó khăn và vất vả nhất. Những nhà quản lý và lãnh đạo thường có hiệu suất sử dụng não bộ lớn nhất so với những nghành nghề khác. Để lãnh đạo, quản lý cả một tập thể đi theo một hướng chung. Đòi hỏi họ phải có cả một nghệ thuật lãnh đạo tài giỏi. Trong các phương pháp quản lý phổ biến và hiệu quả nhất. Thì người quản lý, lãnh đạo nhất định phải giữ được lòng tôn trọng và kính phục của các nhân viên. Đấy là một cơ sở để họ nghe theo mệnh lệnh của cấp trên một cách tự nhiên. Cho nên người quản lý khôn ngoan sẽ biết bỏ qua lỗ nào của nhân viên, và kiên quyết xử lý lỗi nào của nhân viên. Để họ vẫn luôn cảm thấy thoải mái, tự do. Còn tổ chức thì vẫn là một tập thể vững mạnh và đi đúng hướng. Chúng ta chỉ nên xử lý nghiêm những lỗi gây thiệt hại cho lợi ích cho cơ quan và tổ chức mà thôi.
                                                                Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết


No comments:

Post a Comment