Tại xã Thạch Đà có một ngôi đền thờ Hai Bà Trưng. Bên cạnh
ngôi đền là một cây gạo cổ thụ rất to. Trông nó rất kỳ lạ, và
ai đi qua cũng phải ngắm nhìn. Cây gạo đứng cạnh ngôi đền thờ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân
tộc, là những hình ảnh thiêng liêng về quê
hương của nhưng người dân quê
tôi khi đi xa quê hương. Ngày nay cây gạo đã không còn, những người làng đã
trồng vào đó một cây gạo mới. Chắc phải mất hàng trăm năm, cây gạo đó mới to và
đẹp được như cây gạo cũ. Nhưng dù sao có cây gạo mới, thì mọi người đi qua đỡ
nhớ cây gạo cũ hơn. Ngôi đền thờ Hai Bà Trưng ngày xưa cũng được xây mới. Nó to
và đẹp hơn cũ rất nhiều. Tiếc là nó cũng đã bị đổi tên sang là: Đền Thờ Ba Vị
Thánh Bà vào năm 2015. Nhưng người dân quê tôi vẫn gọi đó là Đền Thờ Hai Bà Trưng, bởi vì
từ cổ xưa dân làng tôi vẫn gọi như thế. Và hàng năm, vào những dịp đầu mùa Xuân, làng tôi đều tổ chức
các hoạt động tưởng niệm Hai Bà Trưng và các vị tướng của hai bà Trưng. Cứ 5
năm một lần, xã Thạch Đà mở hội Đền Thờ Hai Bà Trưng, nay
là Đền Thờ Ba Đức Thánh Bà.
Về lịch sử ngôi đền, thì theo truyền thuyết,
cách đây hơn 1000 năm. Nước Việt Nam bị
nhà Nam Hán, ngày nay thuộc đất nước Trung Quốc đánh chiếm chính quyền và thi hành
nhiều chính sách bất công với người dân Việt Nam .
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn là hai con gái của Lạc
Hầu huyện Mê Linh. Từ nhỏ đã được học văn, học võ nên có tài
năng và đức độ vượt trội hơn
người. Người chị là Trưng Trắc có tình yêu quê hương đất nước tha thiết, và
khát vọng độc lập dân tộc to lớn. Lại kết hôn với một người anh hùng cùng tâm
hồn tên là là Thi Sách. Họ đã cùng nhau xây dựng kế hoạch lấy lại chính quyền từ
tay quân giặc Nam Hán. Mưu kế bị bại lộ, Thi Sách bị quân Nam Hán giết chết.
Không còncách nào khác, hai Bà Trưng dựng cờ
khởi nghĩa khi cơ hội và thời cơ chưa thật sự tốt nhất. Tuy vậy những
người lao động của Việt Nam bị
bóc lột đến cùng cực đã đứng lên cùng với Hai Bà Trưng làm khởi nghĩa rất mạnh
mẽ. Hai Bà Trưng cưỡi voi trắng dẫn đầu một đoàn quân hùng mạnh, đa phần là phụ nữ đánh đâu thắng đấy. Sau đoa Bà Trưng Trắc
lên ngôi hoàng đế, xưng là Trưng Vương, lấy quê hương Mê Linh làm thủ đô, đặt tên nước là
Lĩnh Nam. Nhưng quân giặc Nam Hán, đứng đầu là Mã Viện rất hèn hạ, biết là sức
mạnh quân sự không thể thắng được ý chí độc lập tự chủ dân tộc của đội quân Hai Bà Trưng. Lại thấy trong
đội quân của Hai Bà Trưng có rất nhiều phụ nữ. Vì thế chúng nghĩ ra mưu kế là
cho tất cả quân lính của nhà Nam Hán không mặc quần áo ra đánh nhau, bắt và làm
nhục quân của Hai Bà Trưng. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng vì thế mà chạy loạn
khắp nơi. Hai Bà Trưng cùng một vị tướng thân cận cũng phải chạy đi xa khỏi
kinh thành ở Mê Linh. Khi biết là không còn đường thoát, ba bà dừng ngựa tại
một ngôi miếu ở bên dòng sông Hát. Họ cùng ăn ba đĩa bánh trôi. Sau đó không ai
nói với ai câu gì, họ cùng nhảy xuống dòng sông Hát để không bị quân giặc làm nhục!
Xác của họ trôi theo dòng sông Hát, rồi hòa vào dòng sông Hồng, trôi về huyện Mê Linh. Nơi xác
họ dạt vào là Thôn 3, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh. Dân làng Thạch Đà đã vớt được xác của hai vị nữ anh hùng
ở trạng thái không nhận được dạng. Người thứ ba thì dân làng tìm mãi dọc bờ
sông mà không thấy. Nghĩ thấy thương và ghi nhận công đức của Hai Bà Trưng, và
cũng cảm thấy sự lạ là xác của họ lại trôi dạt về đúng quê hương Mê Linh từ tỉnh thành ở xa. Thế là họ bèn lập
đền thờ Hai Bà Trưng và các vị nữ tướng của bà tại nơi cái xác dạt vào, và hàng
năm tổ chức tưởng niệm vào dịp đầu mùa Xuân. Tiếc là trong thời kỳ đất nước có
chiến tranh, việc thờ cúng ở ngôi đền này có một chút gián đoạn. Vì thế chính
phủ đã không công nhân Đền Thờ Hai Bà Trưng ở xã Thạch Đà nằm trong quần thể di
tích lịch sử cấp quốc gia loại đặc biệt là Đền Thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê
Linh. Căn cứ vào những di sản để lại, chính quyền cũng kết luận 2 cái xác đã
trôi dạt vào Thôn 3, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh là xác của hai vị tướng của hai
Bà Trưng. Và đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng lại cho to đẹp hơn, rồi đổi tên
là Đền Thờ Ba Vị Đức Thánh Bà. Nơi
đây cũng được công nhận là di tích lịch sử, và là điểm sinh hoạt văn hóa quan
trọng của nhân dân trong toàn xã Thạch Đà!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment