2016-03-31

Thế nào mới là sự bình đẳng thật sự?

    Trong xã hội có biết bao loại người. Có người tốt, có người xấu. Có người tài giỏi. Có người ngu ngốc. Có người giàu. Có người nghèo. Có người là nhân vật anh hùng. Có người là kẻ hèn hạ… Nhưng tất cả những người này đều được cư xử giống nhau khi đứng trước luật pháp. Việc ấy giống như vua khi vi phạm pháp luật thì tội cũng như thứ dân vậy. Nhưng nếu xét cho đến cùng. Thì làm như vậy có là công bằng không? Tôi thì không cho như thế mới là sự công bằng. Mà đó là cách ứng xử bất công với những người tốt. Người tốt đang bị đặt ngang hàng với những kẻ tầm thường, hèn hạ trong xã hội.


         Vì mỗi người đều có chân, có tay, có mắt, có mũi, có tai, có đầu … như nhau. Nhưng nhân cách và trí tuệ lại hoàn toàn khác nhau. Có người tốt, làm ra rất nhiều việc hữu ích trong xã hội. Có người không tốt, chỉ làm ra những việc có hại trong xã hội, hoặc không làm được việc gì hữu ích trong xã hội cả. Có người là một nhân tài kiệt suất của nhân loại. Có người bị thiểu năng trí não. Vậy lý do gì chúng ta lại đặt họ ngang hàng với nhau khi đứng trước pháp luật?
         Tôi đã từng chứng kiến cảnh người mẹ khi bị mất đứa con còn chưa kịp phát triển đầy đủ, khi đi thăm chị gái của tôi sinh con trong bệnh viện. Có những người mẹ đau khổ gào khóc thê thảm vì con họ đã qua đời vì bị sẩy thai. Nghe họ rên khóc đến mức mất hết cả lý tính. Đã biết bao bác sỹ, y tá, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phải rớt nước mắt thương xót. Vậy mà cũng là người mẹ, mà có người nhẫn tâm nhờ sự can thiệp của y học để ghiết chết đứa con còn đang nằm trong bụng mình. Họ có nghĩ đó là một sinh mạng con người? Và đấy còn là đứa con ruột thịt của họ? Chỉ cần thêm vài tháng nữa, đứa trẻ ấy sẽ cất tiếng khóc chào đời. Rồi một vài năm nữa, nó sẽ nói, sẽ đi, và học hỏi mọi điều trong cuộc sống. Tại sao họ lại nhẫn tâm đến mức như vậy? Trênthế giới có biết bao người mẹ, ông bố luôn sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì con cái. Nhưng cũng có biết bao ông bố, bà mẹ sẵng sàng hy sinh tính mạng của con cái để đảm bảo lợi ích cho bản thân. Nhân cách của họ có sự cách biệt lớn đến vậy. Tại sao họ lại cùng được hưởng những quyền lợi giống nhau trog xã hội? Như thế có là sự công bằng hay không? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại về khái niệm sự công bằng trong xã hội. Rồi điều chỉnh luật pháp cho phù hợp hơn. Người tốt, người tạo ra nhiều lợi ích trong xã hội cần có nhiều sự ưu đãi hơn những người xấu, và vô ích đối với xã hội.
                                                             Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Cách chữa cơm bị nát khi nấu

<< Hấp cơm nguội như thế nào cho ngon.

<< Cách luộc lòng heo ( lợn) được trắng giòn.

<< Muốn nước dùng được trong




No comments:

Post a Comment