Cái quý giá nhất của con người là nhân cách. Nhân cách là phần cốt
lõi của đạo làm người. Người nào có nhân cách cao, thì đó là người tốt. Cả xã hội cần học tập, noi gương. Quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của con người là một quá trình lâu dài. Nhân cách
của con người bắt đầu hình thành từ khi đứa trẻ bắt đầu có nhận thức về thế
giới xung quanh. Và nó gần như không phát triển gì nhiều thêm nữa trừ khi con
người bước qua tuổi 30. Trừ trường hợp người đó có những biến động lớn về tâm
sinh lý như thất tình, đổ vỡ hôn nhân, phá sản, …
Một xã hội được xem là tốt đẹp khi có nhiều những người có nhân cách cao
thượng. Họ là những con người trung thực, ngay thẳng, trọng nghĩa, trọng tình,
sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Những biểu hiện tốt đẹp ở đa số
người trong xã hội khiến những người vốn không được tốt như thế cũng buộc phải
theo. Đó chính là phong tục, tập quán, thói quen sống của một dân tộc,
vùng miền, quốc gia.
Khi nhìn nhận, đánh giá một con người. Người ta thường nhìn về cách ứng xử của
người đó với những người xung quanh. Các biểu hiện về đạo đức, nhân phẩm
và lễ nghĩa của người đó. Những điều này thường được biểu hiện ra bên ngoài qua
cách ăn mặc, nói năng, ứng xử. Vì thế ta cần rất chú ý thận trọng và bồi dưỡng
tốt những điều này. Để được những người khác yêu mến, kính trọng.
Những người ở vị trí cao trong một tổ chức, doanh nghiệp lại càng phải gương mẫu đi đầu. Vì
những người ấy luôn là tâm điểm chú ý của rất nhiều người. Nếu họ tốt, rất
nhiều người tốt theo. Nếu họ xấu, rất nhiều người vì thế mà cũng không
thèm cố gắng tốt nữa. Khi cái tốt đã trở thành phổ biến, thì mọi người về
sau cứ thế mà theo. Như thế là ta đã xây dựng thành công một phong tục, tập quán và
nền tảng văn hóa chung cho tổ chức, doanh nghiệp. Sống và làm việc ở một nơi
như thế, mọi người đều được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc và sự thành công.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment