Người lãnh đạo tàigiỏi nhất không phải là những người tài giỏi, mà là
những người biết dùng những người tài giỏi, phục vụ cho lợi ích của mình. Vì sức lực của một người là hữu hạn, sức
lực của người trong thiên hạ là vô hạn. Chỉ có biết sử dụng sức lực, tài năng
trong thiên hạ hợp lại với nhau, theo một mục đích chung, thì ta mới có thể làm
được việc lớn. Còn nếu không, dù ta là người tài năng, đức độ đến đâu cũng
không thể làm được việc lớn, mà chỉ là một người chủ nhỏ của bản thân mà thôi.
Từ xưa cho đến nay, đạo lý này vẫn luôn đúng. Các bậc vua chúa ngày xưa, cũng như các chính
phủ của các quốc gia ngày nay. Hàng năm vẫn tuyển dụng người tài trong cả nước
bằng các kỳ thi. Vì họ ý thức được rằng, chỉ có sử dụng được những người tài
năng, trí tuệ vượt trội hơn người, thì mới đưa đất
nước đi lên được. Nước Mỹ nổi tiếng trên toàn thế giới vì các chính sách đãi ngộ người tài. Vì thế, các
nhà khoa học, nhà kinh doanh, những học sinh có
trí tuệ tài năng vượt trội hơn người,… đều kéo nhau đến nước Mỹ. Họ đến đấy để
nghiên cứu khoa học, học tập, làm việc và định cư ở đó. Và điều này có thể giải
thích cho việc, nước Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay, vẫn là
cường quốc số một thế giới về cả kinh tế và chinh trị.
Rất nhiều công ty kinh doanh thành công nhờ biết sử dụng người tài. Và đương
nhiên, với người tài, họ được một sự đãi ngộ đặc biệt. Tôi nhớ có một câu
chuyện kinh điển dạy trong trường đại học về doanh nhân như thế này: Có một con bút bê của nước Nga rất
đẹp. Khi ta toác đôi con búp bê ra làm hai phần. Bên trong nó là một con búp bê
giống hệt con ban đầu, nhưng nó nhỏ hơn. Vì nó ở bên trong người của con to ban
đầu. Ta lại lấy nó ra, toác đôi, rồi lại thu được một con giống hệt như thế
nhưng nhỏ hơn. Cứ làm như thế, cho đến con búp bê thứ 10 nhỏ xíu ở bên
trong. Nó không thể cho thêm con búp bê nào ở bên trong nó nữa. Triết lý cho
nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở đây là: Nếu người chủ của doanh nghiệp chỉ sử dụng
những người kém tài hơn mình, thì doanh nghiệp của người đó có một đội quân
nhân viên là người tý hon. Ngược lại, nếu người lãnh đạo doanh nghiệp biết vượt
qua cái tôi nhỏ bé của mình, sử dụng những người tài năng và đức độ hơn mình.
Thì người đó sẽ có một đội quân nhân viên là những người khổng lồ. Trong cuộc
cạnh tranh gay gắt trên thương trường, doanh nghiệp gồm những người khổng lồ sẽ
dễ dàng đè bẹp doanh nghiệp chỉ toàn những nhân viên tý hon.
Một triết lý lãnh đạo đơn giản như vậy, nhưng chỉ những nhà lãnh đạo có trí
tuệ và đạo đức hơn người mới thi hành được.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment